- Nhiệm vụ của văn chương gồm hai ý chính:
+ Hình dung sự sống.
+ Sáng tạo ra sự sống.
* Văn chương sẽ là hình dung của sự sống: Có nghĩa là cuộc sống của con người, của xã hội vốn là muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. “Hình dung” ta hiểu là “hình ảnh” - là kết quả của sự phản ánh vào các tác phẩm văn chương vô cùng phong phú, miêu tả cuộc sống qua cái nhìn của nhà văn vào văn chương, qua cảm nhận đánh giá riêng của người nghệ sĩ; qua sáng tạo của nhà văn; qua lí tưởng thẩm mĩ của người viết.
- Lập luận bằng những dẫn chứng minh hoạ:
+ Phản ánh công cuộc dựng nước và giữ nước như tác phẩm Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta hay Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca chiến thắng.
+ Phản ánh tình yêu quê hương đất nước: Bà Huyện Thanh Quan trong Qua Đèo Ngang trước cảnh trời, mây, non, nước đã lo nước thương nhà; như Bác Hồ viết bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, truyền thuyết Thánh Gióng - chú bé ba tuổi vươn vai thần kì, cưỡi ngựa sắt, nhổ tre đánh đuổi giặc Ân xâm lược bảo vệ Tổ quốc rộng ra là lòng yêu nước.
+ Phản ánh về tình cảm gia đình, tình bạn: văn bản Mẹ tôi, hay Những câu hát tình cảm gia đình; tình bạn sâu sắc của Nguyễn Khuyến mà ít ai có được trong Bạn đến chơi nhà.
+ Phản ánh số phận con người: Chinh phụ ngâm là nỗi buồn thương có chồng ra trận hay Những câu hát than thân: “Thương thay lũ kiến li ti, kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”.
* Văn chương sáng tạo sự sống: Nhà văn sáng tạo tác phẩm của mình trong cuộc sống. Có nghĩa là văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đến mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện
thực tốt đẹp trong tương lai.
- Lập luận bằng những dẫn chứng minh hoạ:
+ Như Dế Mèn trong Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài đã vẽ lên thế giới loài dế vô cùng sinh động và chân thực.
+ Ngay từ thuở xa xưa con người đã khao khát được đến những vùng đất lạ chinh phục những miền đất mới. Người Việt cổ nghĩ rằng trên cung trăng cũng có cuộc sống khác. Thật tự hào vào năm 1980, Phạm Tuân - người Việt Nam lần đầu tiên bay lên thám hiểm mặt trăng.
+ Hay nhiều món đồ thần kì trong bộ truyện tranh Đô-rê-a-mon cũng đã trở thành sự thật và con người sáng tạo ra máy bay, ô tô không người lái hoặc máy định vị.
+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên của cha ông ta, từ vị thần núi chống chọi với thần nước giúp con người biết đắp đê ngăn lũ và biết ngăn dòng nước để làm thủy điện.
+ Ca dao “Trong đầm già đẹp bằng sen/ Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng/ Nhị vàng bông trắng lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Tác giả dân gian không chỉ tái hiện vẻ đẹp của một loài quốc hoa đất Việt, với mùi hương thanh mát mà còn ẩn dụ cho vẻ đẹp của con người Việt Nam dù trong khó khăn gian khổ họ vẫn giữ phẩm chất thanh cao.
- Văn bản nhật dụng Động Phong Nha, trong văn bản ta hình dung được vẻ kì ảo của hang động. Từ sự nhận biết vẻ đẹp kì vĩ của động, ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, biết đầu tư khai thác nguồn lợi của cảnh quan để sớm trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học.
Chúc bạn học tốt
"Hình dung" ở đây được hiểu như là danh từ, là hình thức bên ngoài của thứ đã được hình dung tưởng tượng ra trong trí một cách khá rõ nét.