Văn bản ngữ văn 7

Phạm Hằng Nga

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

sử dụng biện pháp tu từ j nêu tác dụng

 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
20 tháng 12 2017 lúc 20:43

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
20 tháng 12 2017 lúc 20:44

biện pháp ; so sánh

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
20 tháng 12 2017 lúc 20:47

tác dụng : làm cho tiếng suối trở lên gần gũi với con người

Bình luận (0)
nguyenthihoan
20 tháng 12 2017 lúc 21:05

bai tho su dung bien phap so sanh va diep ngu

có tác dụng của 2 biện pháp thể hiện tình cảm của mink đối với thiên nhiên,tâm hồn nhạy cảm ,tình yêu quê hương đất nước và phong thái ung dung ,lạc quan của bác

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 8 2018 lúc 16:01

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
KiratoKamiki
Xem chi tiết
luuthihong
Xem chi tiết
li sa cu te
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Linh Nè Gill
Xem chi tiết
selena gomez
Xem chi tiết