Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hạnh Nhi

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya chưa vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

a, Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào, nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó

b, Nêu nội dung bài thơ

nguyen thi vang
3 tháng 1 2018 lúc 13:06

a) Nghệ thuật :

* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"

* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"

* Tiểu đối

* Lấy động từ tả tĩnh

* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại

=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc

=> Bác là người yêu thiên nhiên

b) Nội dung : Nói về Bác Hồ là người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên lạc quan yêu đời, Bác còn là người có phong thái ung dung, tâm hồn nhạy cảm , yêu nước

Thảo Phương
16 tháng 8 2019 lúc 14:47

a)-Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
-Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
-Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

b)Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.

trần thi thanh huyền
3 tháng 1 2018 lúc 9:13

biện pháp nghệ thuật:so sánh tiếng suối như tiếng hát cho thấy tiếng suối gần gũi,có sức sống trẻ trung

-trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

điệp từ lồng ; làm cảnh vật đẹp lung linh hòa hợp quấn quýt

➜ bức tranh sống động có đường nét ,hình khối đa dạng với mảng màu sáng tối.

Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 12:36

a/ các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ
điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác

bNội dung là thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
mikusanpai(՞•ﻌ•՞)
8 tháng 12 2020 lúc 12:52

HCM là anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là nhà thơ lớn của VN. "Cảnh khuya" là 1 trg những bài thơ tiêu biểu của Người, đc sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cuối năm 1947. Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm vs thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

Hai câu đầu bài thơ miêu tả cảnh đẹp trong 1 đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc:

"Tiếng suối trg như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Thật ấn tượng khi tác giả sd nghệ thuật so sánh ở câu đầu. Tiếng suối là âm thanh của tự nhiên đc ví vs tiếng hát xa là âm thanh của con người. Âm thanh ấy làm nổi bật vẻ tĩnh lặng của núi rừng trg đêm. Thiên nhiên ko lạnh lẽo, xa lạ mà gần gũi vs con người và có sức sống trẻ trung. nếu câu 1 HCM miêu tả thiên nhiên = âm thanh thì sang đến câu 2, thiên nhiên đc miêu tả = hình ảnh: ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lồng vào các bông hoa. Cảnh vật có hình khối, đường nét đa dạng vs 2 mảng màu sáng và tối, thiên nhiên thật lung linh, huyền ảo, chập chờn. Nét đặc sắc của câu thơ là nhà thơ đã sd thành công nghệ thuật điệp ngữ "lồng". Lồng là đan cài vào nhau, quấn quýt lấy nhau, hòa quyện vào nhau.

Nếu như 2 câu đầu thiên nhiên đã hiện lên tuyệt đẹp thì đến 2 câu cuối, con người xuất hiện giản dị mà nổi bật

"cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Nhà thơ đã sd thành công bptt so sánh và điệp ngữ chuyển tiếp "chưa ngủ". ánh trăng đêm nay đẹp quá, tiếng suối chảy róc rách từ xa vọng lại, những cây cổ thị đc ánh trăng chiếu sáng mà dệt nên biết bao hình thì, cảnh có khác gì 1 bức tranh sơn thủy hữu tình đâu chứ. Nhưng ngắm cảnh ko phải là lí do chính Người chưa ngủ mà lí do chính khiến Người chưa chợp mắt đc "vì lo nỗi nc nhà". Bài thơ ra đời cuối năm 1947 khi thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc trg đk lực lượng của ta còn non yếu. Điều đó khiến Bác vs tư cách là người đứng đầu phải lo nghĩ, tìm cách đối phó. Và chính trong 1 phút nghỉ ngơi, Người mới phát hiện ra vẻ đẹp của vầng trăng. Như thế càng làm nổi bật lên trên hết con người HCM là tấm lòng vì dân, vì nước sâu nặng

Tóm lại, "Cảnh khuya" của HCM là bìa thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, đã vẽ lên 1 bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ vs sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và tinh thần chiến sĩ. Bài thơ giúp em hiểu thêm về Bác Hồ để từ đó mà thêm trân trọng, kính mến và mong 1 ngày đc lên vùng Việt Bắc để đc ngắm vẻ đẹp của vầng trăng nơi non cao

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Nguyễn Kim Ngân
Xem chi tiết
Loan Pham
Xem chi tiết
Đỗ Hồng Phúc
Xem chi tiết
Shisui Uchiha
Xem chi tiết
Phạm Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Tùng
Xem chi tiết
Vân Cân
Xem chi tiết
Võ Mạnh Tiến
Xem chi tiết