Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực.Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ?
Làm thí nghiệm đưa quả bóng bay bơm căng lại gần một ngọn nến, sau đó cho một chút nước vào quả bóng và bơm căng rồi đưa lại gần ngọn lửa. Hiện tượng gì xảy ra trong hai trường hợp? Vì sao? Có những hiện tượng truyền nhiệt nào xảy ra với hai thí nghiệm trên?
So sánh hiện tượng xảy ra với giọt nước màu khi chưa có miếng gỗ và khi có miếng gỗ? Từ đố em hãy cho biết vai trò của miếng gỗ trong thí nghiệm có tác dụng gì
Trong chân không:
A. luôn xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt
B. không xảy ra hiện tượng truyền nhiệt
C. hiện tượng truyền nhiệt xảy ra nhanh hơn so với không khí.
D. hiện tượng truyền nhiệt xảy ra chậm hơn so với không khí.
câu 6 2,5 đ)a) tại sao bình gas thường mang đi chở vào mùa hè bình gas thường được sơn phủ một lớp nhủ tuỳ vào màu?
b)tại sao trẻ em thường chơi điện thoại lâu quá nóng dẫn đến làm rớt điện thoại ra ngoài?
c)thí nghiệm sau khi ta bỏ nước trong bong bóng thì đốt lên nó không cháy mà đen như thang nếu để lâu như thế nào ? tại sao
thí nghiệm sau cho một thanh sắt khi bọc giấy vào thanh sắt khi đốt lên thì không cháy mà đen như thang nếu để lâu như thế nào ? tại sao
d) tại sao khi ăn lẩu phải đậy nồi kín lại khi ăn, sử dụng lượng củi tạo ra lửa làm nóng nồi lẩu,khi nhà sản xuất tạo ra đồ cầm không phải kim loại,phải làm những lổ thở đó làm gì,nếu bỏ muối vào thì sao ?
Câu 1 : Tại sao khi đổ 100 ml nước vào 50 si rô , người ta chỉ thu được khoảng 145 hỗn hợp nước si rô ?
Câu 2 : Tại sao xăm xe được bơm căng và vặn van chặt , để lâu ngày vẫn bị xẹp ?
Câu 3 : Lấy 1 cốc nước đầy và 1 thìa muối tinh . Thả dần muối vào nước cho đến khi hết muối trong thìa . Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích .
Câu 4 : Lấy 2 cốc thủy tinh , một đựng nước nóng , một đựng nước lạnh . Nhỏ vào mỗi cốc 1 giọt mực rồi quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích .
Câu 5 : Tại sao 1 quả bóng bàn bị bẹp nhưng không bị nứt , được nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên như cũ .
giải thích hiện tượng sau:
1, 1 người đang cưa gỗ , 1 lúc sao hiện tượng gì xảy ra với lưỡi cưa , nhiệt năng trong trường hợp đó có gọi là nhiệt lượng ko vì sao ?
2, đổ 2 lượng đường như nhau vào 2 cốc a và b giống nhau chứa cùng 1 lượng nước bằng nhau nhưng nhiệt độ cốc a cao hơn cốc b . Hỏi đường trong cốc nào tan nhanh hơn vì sao ?
1. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào không phải do sự chuyển động, hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Sự khuếch tán của cà fê vào nước.
B. Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần theo thời gian.
C. Sự tạo thành gió.
D. Đường tan vào nước.
2. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Trọng lượng của vật.
D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.
3. Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng cua giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trọng cốc đều giảm
D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
4. Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
A. Nhiệt năng sang cơ năng. Đây là thực hiện công.
B. Nhiệt năng sang cơ năng. Đây là truyền nhiệt
C. Cơ năng sang nhiệt năng. Đây là thực hiện công.
D. Cơ năng sang nhiệt năng. Đây là truyền nhiệt
5. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.
B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Cho đồng xu nóng vào cốc nước lạnh thì hiện tượng xảy ra là gì ? Vì sao ?