I. Phần 1:
Câu 1. Nhận biết nào dưới đây không đúng với đặc điểm đô thị của nước ta ?
A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc.
B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ.
C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển .
D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn.
Câu 2. Hoạt động kinh tế chính ở quần cư đô thị là ngành
A. nông nghiệp. B. lâm nghiệp.
C. công nghiệp. D.ngư Nghiệp.
Câu 3. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam lực lượng lao động trong
ngành nào có xu hướng giảm nhiều nhất ?
A. Công nghiệp, xây dựng. B. Dịch vụ, công nghiệp.
C. Nông, lâm, ngư nghiệp D. Dịch vụ.
Câu 4. Nguồn lao động nước ta có hạn chế lớn nhất là
A. Thể lực và trình độ chuyên môn. B. Thể lực và tính kỷ luật trong lao động.
C. Tầm vóc và tác phong công nghiệp. D. Tầm vóc và khả năng tiếp thu KHKT.
Câu 5. Cây cà phê được trồng nhiều ở vùng nào sau đây ?
A. Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 6. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính chất
A. nhiệt đới. B. cận xích đạo.
C. cận nhiệt. D. ôn đới.
Câu 7. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là
A. Tây Nguyên B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ . D. Tây Bắc
Câu 8. Tuyến đường bộ nào quan trọng và dài nhất nước ta ?
A. Đường Hồ Chí Minh. B. Quốc lộ số 6.
C. Quốc lộ 1A. D. Quốc lộ 20.
Câu 9. Loại hình vận tải nào có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta ?
A. Đường sông. B. Đường biển.
C. Đường sắt. D. Đường bộ.
Câu 10. Nhóm hàng nào có giá trị xuất khẩu chiềm tỉ trọng cao nhất nước ta ?
A. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. B. Nông, lâm, thủy sản.
C. Thủy sản. D. Công nghiệp nặng và khoáng sản.
Câu 11 Nhóm hàng nào không nằm trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta?
A. Nông, lâm, thủy sản. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng.
C. Hàng tiêu dùng. D. Nguyên, nhiên, vật liệu.
Câu 12. Sắp xếp các địa điểm du lịch theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
A. Nha Trang, Sầm Sơn, Mũi Né. B. Sầm Sơn, Nha Trang, Mũi Né.
C. Mũi Né, Sầm Sơn, Nha Trang. D. Sầm Sơn, Mũi Né, Nha Trang.
Câu 13. Vì sao đường sông phát triển mạnh ở lưu vực vận tải sông Cửu Long ?
A. Người dân có thói quen đi thuyền. B. Lòng sông rộng và ít dốc.
C. Đường bộ kém phát triển. D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 14. Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội. B.Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng. D. Hải Phòng.
Câu 15. Lưu vực vận tải đường sông ở nước ta phát triển mạnh nhất ?
A. sông Hồng – sông Thái Bình. B. sông Cửu Long – sông Hồng.
C. sông Mã – sông Cả. D. sông Đồng Nai – Vàm Cỏ.
Câu 16. Loại hình nào sau đây không thuộc về hoạt động viễn thông ?
A. Điện thoại. B. Intenet.
C. Thư báo. D. Fax.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không của nước ta hiện
nay?
A. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn nhất.
B. Ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh.
C. Mở nhiều đường bay thẳng đến các nước.
D. Phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Câu 18. Nhóm cây trồng nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt?
A. Cây công nghiệp. B. Cây lương thực.
C. Cây ăn quả. D. Cây rau đậu.
Câu 19. Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ sửa chữa thuộc nhóm dịch vụ nào?
A. Dịch vụ công cộng. B. Dịch vụ sản xuất.
C. Dịch vụ tiêu dùng. D. Dịch vụ cộng đồng.
Câu 20. Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị
sản xuất ngành công nghiệp ở nước ta?
A. Chế biến lương thực thực phấm. B. Khai thác nhiên liệu
C. Dệt may. D. vật liệu xây dựng.
Câu 21. Nguyên nhân chính nào khiến Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản
xuất lúa lớn nhất nước ta?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Khí hậu thuận lợi.
C. Diện tích đất phù sa lớn, màu mỡ. D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố dân cư ở nước ta hiện nay?
A. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng.
B. Miền núi thưa dân.
C. Đồng bằng, ven biển tập trung đông dân.
D. Chủ yếu dân cư sống ở thành thị.
II. Phần 2:
Câu 1. Những thế mạnh kinh tế nào sau đây không phải là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
A. Công nghiệp năng lượng. B. Du lịch sinh thái.
C. Trồng cây công nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 2. Các tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Tây Bắc?
A. Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
B. Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn.
C. Hòa Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Giang.
D. Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam (trang 20), tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Bắc Kạn B. Thái Nguyên C. Yên Bái D.Tuyên Quang
Câu 4. Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng trên sông nào?
A. Sông Hồng. B. Sông Chảy. C. Sông Đà. D. Sông Đồng Nai.
Câu 5. Tỉnh nào sau đây có đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc?
A. Hà Giang. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Lào Cai.
Câu 6. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (trang 22) , nhà máy thủy điện nào sau đây có công
suất lớn nhất?
A. Thác Bà B. Sơn La C. Hòa Bình D. Na Dương
Câu 7. Cây công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao về diện tích và
sản lượng so với toàn quốc là
A. quế B.hồi C. chè D. cà phê
Câu 8. Ý nào sau đây không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc
Bộ?
A. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện
B. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nghiệt đới và ôn đới
C. Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm
D. Trồng rừng, chăn nuôi gia súc lớn
Câu 9. Ngành công nghiệp quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
A. công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực thực phẩm.
C. công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
D. công nghiệp khai khoáng và chế biến lâm sản.
Câu 10. Thành phố nào sau đây là trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa. B.Vinh. C.Đồng Hới D.Huế.
Câu 11. Trên vùng đất cát pha ở duyên hải Bắc Trung Bộ người dân thường
A. trồng cây công nghiệp hàng năm. B. trồng cây lương thực theo hướng thâm
canh.
C. trồng cây công nghiệp lâu năm. D. trồng cây hoa màu.
Câu 12. Di sản thiên nhiên thế giới nào sau đây ở Bắc Trung Bộ
A. Cố đô Huế B. Động Phong Nha- Kẻ Bàng
C. Nhã nhạc cung đình Huế D. Phố cổ Hội An.
Câu 13. Phía bắc của vùng Bắc Trung Bộ là dãy núi ?
A. Bạch Mã B. Tam Điệp
C. Hoành Sơn D. Trường Sơn Bắc
Câu 14. Bắc Trung Bộ có thế mạnh về chăn nuôi trâu, bò đàn tại
A. vùng gò, đồi phía tây B. vùng duyên hải phía đông
C. ven các thành phố lớn D. ven các đồng bằng
Câu 15. Phương án nào dưới đây không phải là thế mạnh đánh bắt thủy sản của vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
B. Gần các ngư trường lớn ở Biển Đông.
C. Bờ biển có nhiều đầm phá, thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
D. Khí hậu thuận lợi cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
Câu 16. Theo thứ tự từ Bắc vào Nam những bãi biển nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đại Lãnh, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né.
B. Nha Trang, Mũi Né, Đại Lãnh, Non Nước.
C. Non Nước, Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né.
D. Mũi Né, Non Nước, Đại Lãnh, Nha Trang.
Câu 17. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. bôxit. B. sắt. C. đồng. D. than.
Câu 18. Nhóm cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là
A. điều, lạc, cao su, cà phê. B. cao su, cà phê, mía, điều.
C. cà phê, cao su, chè, điều. D. chè, mía, cao su, cà phê.
Câu 19. Thành phố nào nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới ở Tây Nguyên?
A. Plây- Ku. B. Đà Lạt. C. Kom Tum. D. Buôn Ma Thuột.
Câu 20. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên là
A. nông sản. B. lâm sản. C. khoáng sản. D.điện.
Câu 21. Trong những khó khăn sau đây, khó khăn nào không đúng với sản xuất nông
nghiệp ở Tây Nguyên?
A.Thiếu nước vào mùa khô. B. Biến động của giá nông sản
C. Thiếu vốn đầu tư sản xuất. D. Diện tích đất nông nghiệp ít.
Câu 22. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên?
A. Điều hòa dòng chảy sông ngòi. B. Tạo các hồ dự trữ nước cho sản xuất.
C. Tăng nguồn điện cho đất nước. D. Thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 23. Ngành công nghiệp của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh phát triển do
A. phân bố lại dân cư và lao động.
B. xây dựng hạ tầng và mở rộng thị trường.
C. đẩy mạnh khai thác khoáng sản và thủy điện.
D. mở trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học.