Bạn dựa vào dàn ý này nhé!
I. MỞ BÀI
- Trong văn chương thời trung đại của nước ta, thể thơ phổvbiến là thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Thể thơ này được quy định chặt chẽ từ đời Đường, Trung Quốc, thường được gọi là thơ luật, để phân biệt với thơ cổ phong. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú chẳng những là một loại văn bài thi cử ngày xưa mà còn là thể loại sáng tác chủ yếu được các nhà thơ nước ta ưa chuộng.
- Ta hãy thuyết minh thể thơ trên với bài minh họa Cuốc kêu cảm hứng của Nguyễn Khuyến:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ẩy hồn Thục Đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan hóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay lànhớ nước vẫn nằm mơ.
Ban đêm ròng rã kêu ai đó,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
II. THÂN BÀI
Bài thư được hình thành dựa trên một điển cố và một biểu tượng: điển cố vua Thục khi chết hóa thành chim cuốc, biểu tượng tiếng kêu chim cuốc thể hiện lòng yêu nước. Đối với Nguyễn Khuyến, tiếng cuốc kêu khơi gợi một tâm sự, một tâm trạng: tâm sự đau xót vì nước mất, tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn. Đặc biệt là suốt bài thơ không có một chữ "cuốc" nào, nghĩa là không phạm đề. Nhưng ta vẫn hiểu, nói về tiếng kêu của chim cuốc là có kí thác tâm sự yêu nước thầm kín trong bài thơ.
Trong thơ, thanh âm giữ vai trò quan trọng hàng đầu, thể hiện nhạc điệu thơ, tức là tiết tấu và vẩn, sau đó là ngôn ngữ thơ.
A. TIẾT TẤU
1. Yếu tố đầu tiên của tiết tấu là lượng thơ
Mỗi dòng thơ trong bài Cuốc kêu cảm hứng đều có 7 lời (thất ngôn) và mỗi dòng thơ đều trọn ý; bài thơ gồm 8 câu thơ (bát cú). Chính lượng thơ cùng với những yếu tố thi luật sẽ giúp ta phân biệt thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú với các thể thơ khác.
2. Trên độ dài của lượng thơ, tiết tấu được thực hiện bằng cách phản nhịp. Các dòng thơ trong bài thất ngôn bát cú phân theo nhịp chẵn - lẻ. Hai câu 3, 4 có nhịp 4/3
Năm canh máu chảy / đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan / bóng nguyệt mờ.
Để không trùng lặp, hai câu kế tiếp dù vẫn có nhịp chẵn - lẻ nhưng được thay đổi để không trùng nhịp với hai câu trên, nên có nhịp 2/2/3:
Có phải / tiếc xuân / mà đứng gọi
Hay là / nhớ nước / vẫn nằm mơ.
3. Nhịp thơ chẳng những được tổ chức theo lượng thơ, mà chủ yếu là theo luật phối thanh, gồm luật bằng trắc và phép niêm.
- Từng câu trong bài thơ phải theo luật bằng trắc nhất định. Đó là cách sắp xếp đúng vị trí những lời mang thanh bằng, trắc trong câu thơ:
· Nếu lời thứ 2, thứ 6 thanh bằng thì lời thứ 4 thanh trắc, câu thơ có luật bằng:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
B T B
· Nếu lời thứ 2, thứ 6 thanh trắc thì lời thứ 4 thanh bằng, câu thơ có luật trắc:
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
T B T
Còn luật thơ toàn bài căn cứ vào luật của câu 1: bài Cuốc kêu cảm hứng có luật trắc vì câu 1 theo luật trắc.
- Ngoài ra, luật bằng trắc của các dòng thơ hòa hợp, cân xứng nhau tạo thành phép niêm. Trong bài bát cú, từng đôi câu thơ niêm với nhau: câu 1 niêm câu 8, câu 2 niêm câu3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7.
Chính luật bằng trắc và phép niêm tạo nên sự hài hòa về nhạc điệu, góp phần tạo sức rung cảm và bố cục chặt chẽ cho bài thơ khi dược ngâm lên.
4. Vừa tạo nên sự cân đối cho bài thơ, vừa cân đối ý thơ là phép đối. Đó là sự bố trí hai dòng thơ song song về số lời, đối lập về bằng trắc nhưng tương đồng về cú pháp. Trong thơ Đường luật thất ngôn bát cú, phép đối được thực hiện nghiêm ngặt ở hai câu thực (3, 4):
Năm canh / máu chảy / đêm. hè / vắng,
Sáu khắc / hồn tan / bóng nguyệt / mở.
Ý thơ đối nhau, cùng bàn về tâm sự. Câu trên hoài tưởng nơi yên vui ngày xưa mà gợi nhớ. Câu dưới nằm mơ thấy đất nước thanh bình ngày cũ mà xót xa.
5. Bố cục của bài Đường luật thất ngôn bát cú gồm 4 đoạn: đề, thực, luận, kết. Trong bài thơ Cuốc kêu cảm hứng này:
- Câu phá đề (1) nêu cảm xúc mở đầu qua tiếng kêu (của chim cuốc) gợi nỗi sầu khắc khoải.
- Câu phá đề (2) gợi điển cố Thục Đế - đỗ quyên để đưa xuống ý các câu dưới.
- Hai câu thực (3, 4) tả tiếng kêu bi thương và cái chết thảm thiết của chim cuốc.
- Hai câu luận (5, 6) bàn về tâm sự tiếc xuân và nhớ nước.
- Hai câu kết (7, 8) nói lên cái tình của người nghe để kết thúc bài.
II. VẦN THƠ
Vần làhiện tượng hiệp các khuôn vần giữa các âm tiết trên những dòng thơ, có tác dụng liên kết các dòng thơ, tạo nên sự hòa âm, đồng thời giúp ta dễ nhớ, dễ thuộc thơ.
Bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần (độc vận) cho toàn bài, ở âm tiết cuối dòng 1 và các dòng chẵn 2, 4, 6, 8. Ta thấy bài Cuốc kêu cảm hứng chỉ gieo một vần chính "o" trong tiếng la u hoài, chuyển xuống trong các tiếng giờ, mờ trầm lắng, rồi đưa lên mất hút trong những tiếng mơ, ngơ chơi vơi...
C. NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ và cú pháp bài thơ cũng ghi nhận nhiều nét đặc sắc. về ngôn ngữ, Nguyễn Khuyến sử dụng những trạng từ gợi cảm xúc: khắc khoải, lửng lơ, ròng rã, ngẩn ngơ. Nhà thơ cũng lược bỏ những giới từ, chỉ giữ lại một chuỗi thực từ: năm canh, máu chảy, đêm hè vắng... càng làm tăng thêm cảm giác thê thảm về cái chết của chim cuốc. Biện pháp đảo trang trong các câu thơ 1, 3, 4 thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngơ ngẩn...
III. KẾT BÀI
- Thơ làm ta xúc cảm vì ý và rung động vì lời. Khi cảm thông tâm sự của nhà thơ, thì trong một chừng mực nào đó, ta rung động với những vần thơ êm ái, lời thơ gợi cảm, âm điệu du dương trầm bổng. Đó chính là sự đóng góp của nhạc điệu cho bài thơ.
- Tâm sự ưu quốc của Nguyễn Khuyên kí thác vào tiếng kêu của chim cuốc đã làm đau lòng một lớp người đồng cảnh ngộ với nhà thơ, và có lẽ cho tất cả mọi người dân mất nước, được diễn đạt bằng thể thơ niêm luật chặt chẽ mà phóng khoáng, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.
Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sviệc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài " Qua đèo Ngang" của BHTQ:
" Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận"( Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh"( Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.
Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1,2,4,6,8.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đôie cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Qua đèo Ngang" của BHTQ:
" Lom khom dưới, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.
Thất ngôn bát cú Đường Luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú ĐL.
Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.