Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trương Võ Thanh Ngân

thuyết minh về thể thơ ngũ ngôn

khoảng hơn 4 trang nha

O=C=O
16 tháng 12 2017 lúc 17:52

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".

Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...

Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.

Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.

Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.

Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.

Trần Xuân Trường
16 tháng 12 2017 lúc 19:19

chéc hk đc đâu Ngân

Soda Energy Full
16 tháng 12 2017 lúc 20:37

Luật trong Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ) Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm ba loại thường được gọi là cách gieo vần liền, cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo. Cách gieo vần liền x B x T x (v1) x T x B x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2) Da trắng và mắt trong Tóc nâu và môi hồng Nhỏ mà ưa chải chuốt Chữ O đọc không thuộc Cách gieo vần ôm x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v2) x T x B x (v1) Rằm theo ngoại lên chùa Nghe tiếng kinh tiếng mõ Xạc xào nghe tiếng gió Chốc chốc tiếng chuông khua Cách gieo vần tréo x B x T x (v1) x T x B x (v2) x B x T x (v1) x T x B x (v2) Vừa sủa vừa chạy lui Giữ nhà cái kiểu đó Tối xó bếp ngủ vùi Vậy cũng giành chức chó Trong đó B và T là bằng và trắc phải theo luật còn v1 với v1 là cùng vần, và v2 cũng vậy Còn ví dụ dưới đây lại không theo qui luật trên: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi mà lấp biển Quyết chí ắt làm nên. H.C.T. trong câu 3 chữ thứ 2 và 4 đều là trắc và chỉ câu 2 vần với câu 4 mà thôi ! Nhưng ý thơ thì tuyệt vời phải không các bạn Hoặc ngay mấy ví dụ về cách gieo vần trên thì bài thơ cũng không theo luật bằng trắc (Tức là luật thì như vậy còn thì biến hóa nhiều cách miễn sao cứ hay là OK ! phải không các bạn) Hoặc một bài thơ thất ngôn cắt bỏ 2 chữ đầu mỗi câu đi cũng thành bài thơ ngũ ngôn và vần là 1 ,2 và 4 (chính vì vậy thơ thất ngôn thường có nhịp 2-2-3 Trên đây là luật cũng như cách gieo vần trong một khổ thơ 4 câu còn sang khổ thơ khác thì lại dùng vần khác (liên vận) hoặc bắc cầu từ khổ thơ trên xuống khổ thơ dưới... hoặc cũng có thể dùng một vần như thất ngôn tứ tuyêt hay bát cú Đường luật... Ngũ ngôn tràng thiên (liên vận) Bài Ghi Trên Chỗ Ngồi Người xấu chớ nên nói, Mình hay chớ nên khen. Làm ân chớ nên nhớ, Chịu ân chớ nên quên. Đời khen không đủ mến, Duy lấy nhân làm nền. Chứa bụng rồi mới động, Gièm pha có ngại gì. Đừng để danh quá thực, Thành ở trong ngu si. Giữ mình cốt trong trẻo, Ánh sáng lộ tỷ ty. Mềm mỏng được bền dai, Lão Đam khoẻ mới kỳ. Hầm hầm nết kẻ hèn, Khoan hòa người lượng cả. Nói cẩn, ăn có chừng, Biết vừa, không tai vạ. Cứ thế được mãi mãi, Thơm tho cũng thỏa dạ. thơ dịch_không rõ tác giả Hoặc : VÔ TÌNH_Sưu tầm Vô tình anh gặp em Rồi vô tình thương nhớ Đời vô tình nghiệt ngã Nên chúng mình yêu nhau Vô tình nói một câu Thế là em hờn dỗi Vô tình anh không nói Nên đôi mình xa nhau Chẳng ai hiểu vì đâu Đường đời chia hai ngả Chẳng ai có lỗi cả Chỉ vô tình mà thôi Vô tình suốt cuộc đời Anh buồn đau mải miết Vô tình em không biết Hay vô tình anh quên. Sưu tầm Đôi lần ta giận nhau Là đôi lần a thấy Đôi lần trong mắt ấy Ngấn lệ dài dài vương Cuộc đời là vô thường Yêu nhau là điểm tựa Và đôi lần hai đứa Giận hờn rồi lại thương Dù xa cách dặm trường Hay gần trong gang tấc Dù cho đời tất bật Tình yêu vẫn nảy sinh Xưa kia có mái đình Giếng nước trong xanh mát Ngày hai buổi bát ngát Anh cùng em vui đùa Em thời tập thêu thùa Anh đánh đàn ca hát Tình yêu ta ngào ngạt Như biển trời trong xanh Ngỡ sẽ lại an lành Nhưng sao đau như thế Anh có lần hẹn trễ Và từ đó xa em........ NÓI CHUNG CÁC THỂ LOẠI THƠ THƠ 4 chữ 5....6....7....và 8 chữ đều RƯA RỨA GIỐNG NHAU VỀ LUẬT CẢ Chỉ có đường luật thì luật lệ chặt chẽ và đòi hỏi cao hơn ! Chỉ có nhịp trong các thể loại thơ thì khác nhau mà thôi ! Ví dụ thơ ngũ ngôn nhịp thường là 2-3 Thơ Thất ngôn nhịp 2- 2 -3 Thơ bát ngôn thường bắt đầu bằng nhịp 3- 2 -3 ...v..v.. Giận hờn_Tiếng Tơ Lòng Gặp gỡ nhau làm chi Cho lòng anh mong nhớ Cho đêm dài trăn trở Mình anh cùng đêm thâu Bắt đền em đây nhé Thà ta đừng quen nhau


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Huy
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
Xem chi tiết
Thanh Trà
Xem chi tiết
Kieu Anh
Xem chi tiết
Tuyền sociu
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Sang
Xem chi tiết
tan tran
Xem chi tiết