Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng ,sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 ở Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, mồ côi cha, từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
* Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ". Tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những "con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn ...
* Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939) ở Hải Phòng. Tháng 9 năm 1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, Nguyên Hồng tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng... Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
* Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế".
* Nguyên Hồng mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Tóm tắt truyện "Những ngày thơ ấu"
Nguyên Hồng là tác giả của rất nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó “Bỉ vỏ” và “Những ngày thơ ấu” đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Thời gian đã trôi qua, xã hội và cuộc sống cũng đã khác xưa nhưng những số phận, cuộc đời trong trang viết của Nguyên Hồng thì vẫn còn sức ám ảnh đối với mỗi người yêu văn chưong. Nếu như “Những ngày thơ ấu” là những trang hồi ức thấm nước mắt của một cậu bé xa mẹ, thiếu tình thương, phải sống bươn chải và đồng cam cộng khổ với những kiếp người bất hạnh, thì ở “Bỉ vỏ” nhà văn đã thực sự đi sâu vào những kiếp người khốn khổ, cùng cực. Tám Bính, Năm Sài Gòn là những con người như thế. Viết về họ, nhà văn, với những trải nghiệm của chính mình trước tầng lớp lao khổ đã làm cho những trang văn thấm đẫm tình người, lòng xót thương, sẻ chia, đồng cảm.
Những tác phẩm ấy không chỉ là bức tranh về con người trong xã hội cũ mà còn giúp ta có cái nhìn khách quan về một thời đại khổ đau để nâng niu, trân trọng những gì mình đang có.
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".