Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Tiến

Thuyết minh về một tác phẩm văn hc lớp 8

BW_P&A
2 tháng 1 2017 lúc 21:02

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện. Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

BW_P&A
2 tháng 1 2017 lúc 21:03

hoặc pài này nà:

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Một bài tác phẩm trong nước và một bài nước ngoài hà!!!

:)

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 1 2017 lúc 0:13

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Thảo Phương
3 tháng 1 2017 lúc 13:22

Ai đã đọc qua 'Lão Hạc", một truyện ngắn xuất sắc người nông dân trước cách mạng tháng tám của nhà văn Nam Cao, hẳn là không thể nào quên được hình ảnh lão nông đân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cập mắt nhìn xuống đầy u uẩn, khuôn mặt hằn sâu bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, muộn phiền về nhiều nỗi cơ cực ở đời.
Đây là một lão nông dân chân lấm tay bùn không tuổi, không tên trong các làng quê tiêu điều, hẻo lánh thời ấy.. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng có tấm lòng yêu thương sâu sắc, tự trong, đặc biệt là có tấm lòng cao thượng hơn con người.
Trang sách đã đóng lại nhưng hình ảnh lão Hạc vẫn lồ lộ hiện ra trông thật tội nghiệp. Đó là một nông dân nghèo khổ cùng quẫn. Vợ mất sớm, lão sống một thân một mình trong những ngày tháng xế bóng cô đơn và vất vả.Đứa con trai duy nhất của lão chỉ vì quá nghèo ma` người con gái anh yêu lại trở thành vợ người khác.Người ấy hơn anh chỉ vì có nhiều tiền. Quá phấn chí, anh ra đi nuôi mộng:" Cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về"." Không có tiền sống khổ. sống sở ở cái làng này nhục lắm". Nhưng nơi anh đến lại là đồn điền cao su ở tận Nam kì. một địa ngục trần gian:"Cao su đi dễ khó về". Lão Hạc chỉ còn cách thui thủi với " cậu Vàng" làm bạn cho khuây khỏa nỗi nhớ mong. Ngày lại ngày lão lo làm thuê kiếm sống. Nhưng rồi bị một trận ốm nặng phải tiêu sạch hết tiền dành dụm từ hoa lợi mảnh vườn mà lão có ý định để dành tiền cho con trai khi nó trở về. Sau trận ốm, sức khỏe lão sút hẳn đi, không làm thuê nổi nữa thì lại gặp bão, hoa màu bị phá sạch, giá gạo lại lên cao nghe chừng còn đói dai dẳng... vì thế mà lão phải làm một việc làm trái lòng là phải bán "cậu Vàng", người bạn thân thiết trong những ngày tàn bóng xế.Hơn thế nữa, đó còn là con vật gợi nhớ về đứa con trai đã đi xa... Thế mà lão phải rứt ruột bán"cậu Vàng" đi bởi vì không thể mỗi ngày có đủ một ngày ba bữa gạo cho mình và con chó. Lúc này, lão không còn có thể làm ra tiền nên tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu nó. Tình cảnh của lảo thật là khốn quẩn.
Nam Cao (29 tháng 10, 1917 - 30 tháng 11, 1951) là một nhà văn Việt Nam hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Sáng tác của Ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri [1], giấy khai sinh ghi ngày 29 tháng 10 năm 1917, nhưng theo người em ruột của ông là Trần Hữu Đạt thì ông sinh năm 1915[cần dẫn nguồn]. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xả Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[1]
Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ, thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm vườn, làm ruộng và dệt vải. Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời

Thơ Cao
3 tháng 1 2017 lúc 18:14

Tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phủ phàng phủ đè lên những cuộc đời của những con người lương thiện. Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi; Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người, kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.


Các câu hỏi tương tự
Hoa Phương
Xem chi tiết
Lý Thái Hoa
Xem chi tiết
Nguyen Ngọc Anh
Xem chi tiết
Zero Club
Xem chi tiết
 Trang Ngu
Xem chi tiết
Zero Club
Xem chi tiết
Dung Lê
Xem chi tiết
Khanh Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Trung KIên
Xem chi tiết