Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Nguyễn Thị Bảo An

thuyết minh về một đồ dùng đã gắn bó từ lâu với gia đình em

Nguyễn Thị Hiền Nga
31 tháng 12 2017 lúc 10:49

​Ngày xưa, muốn xua tan đi cái nóng, người ta sử dụng các loại quạt bằng tay. Trừ vua chúa và các người giàu có là có người đứng hầu quạt, đa số người dân phải chịu sự bất tiện là quạt mỏi tay và không thể quạt những lúc ngủ! Do đó, quạt máy ra đời đã được chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng phổ biến trong cuộc sống thường ngày.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt máy đầu tiên. Nó hoạt động giống chiếc máy bơm không khí. Đến cuối thế kỷ XIX, khi Edison và Tesla phát hiện nguồn năng lượng điện, quạt chạy bằng cơ đã được cải tiến thành quạt chạy bằng điện. Sau đó, tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa ra thị trường cho người sử dụng. Đến năm 1882 thì Philip Diehl giới thiệu quạt trần. Ông được xem là cha đẻ của quạt hiện đại.

Cái quạt điện thực chất là một động cơ điện. Chuyển động xoay của các cánh quạt đã tạo ra luồng gió làm mát. Tuy quạt điện không làm thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh (như máy điều hòa nhiệt độ), nhưng nhờ tạo ra sự luân chuyển không khí, mà con người cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn.

Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt. Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…

Trên thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất uy tín như Asia, Senko, Thống Nhất… đã đưa ra nhiều loại quạt treo tường, để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần, quạt hút… Kích thước của quạt cũng rất phong phú: từ loại nhỏ xíu gắn trong máy tính, cho đến những chiếc quạt công nghiệp có đường kính cả mét. Mô tơ để chạy quạt cũng có nhiều chủng loại: một pha, ba pha; công suất vài Watt đến hàng chục kW.

Quạt máy là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Nó dễ dùng, giá cả lại rẻ nên được ưa chuộng và có mặt ở hầu như tất cả các gia đình. Ngoài chức năng cơ bản để chống nóng, nhiều người thường sử dụng quạt điện để thổi khô quần áo, tóc tai… Đó là chưa tính đến việc có nhiều thiết bị gia dụng khác có gắn một cái quạt điện bên trong như máy điều hòa không khí, máy hút bụi, hệ thống thông gió…

Tuy quạt máy là thiết bị dễ dùng, ngay cả với một em bé, nhưng ta cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi sử dụng quạt.

Trước tiên, không nên ngồi trước quạt máy quá lâu. Nhiệt độ cơ thể bị giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, khiến ta dễ bị cảm gió, khô da. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt máy là không quá một tiếng. Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Từ đó tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi. Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng.

Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Nhiều người có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe. Bởi vì trên cơ thể chúng ta, về phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da bốc nhanh; trong khi phía bên kia, mồ hôi bốc chậm khiến sự bài tiết mồ hôi và tuần hoàn máu ở hai phía cơ thể có sự chênh lệnh, gây ra mệt mỏi, khó chịu.

Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt máy. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài. Định kỳ sáu tháng, ta châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

Có những thứ âm thầm hiện diện trong cuộc sống thường ngày mà ta không thấy hết tầm quan trọng của nó. Chỉ đến khi không có, ta mới hiểu ra nó cần thiết như thế nào. Quạt máy là một thiết bị như vậy. Thử tưởng tượng một ngày bị mất điện, ta có thể tạm thời không nghe nhạc, không xem ti-vi, không truy cập internet… nhưng không thể để cơ thể vã mồ hôi như tắm được. Thế là mọi người phải dùng đủ mọi thứ, từ quạt giấy cho đến tờ báo, để phe phẩy tự làm mát. Lúc đó mới thấy quạt máy đã đi vào cuộc sống như một tiện ích cần thiết cho mỗi người.

Quạt máy đã trở thành người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bất chấp tình hình kinh tế có thể có lúc lên lúc xuống, cứ vào mỗi mùa hè, các cửa hàng điện máy lại tấp nập người ra vào mua quạt phục vụ cho nhu cầu làm mát của gia đình mình.

Nguyễn Linh
31 tháng 12 2017 lúc 11:14

Những ngày hè oi bức, vật giúp con người xua bớt đi cái nóng khó chịu đem lại những làn gió mát mẻ chính là chúng tôi, anh em họ hàng nhà quạt. Chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc để thực hiện cái nhiệm vụ cao cả đáng tự hào ấy!

Họ hàng chúng tôi khá đông nào là: quạt mo, quạt giấy, quạt nan rồi quạt điện… Ngoài việc tạo ra những làn gió mát thì chúng tôi còn được sử dụng vào nhiều công dụng khác như trang trí, làm đồ chơi cho trẻ em, là vật làm duyên của các cô gái trong các lễ hội…

Anh em chúng tôi mỗi người có một tính cách, một đặc điểm khác nhau . Anh quạt điện mạnh mẽ năng động . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn . Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng . Còn tôi, quạt giấy thì được nhận xét là dịu dàng, thướt tha.

Trong tất cả các anh em thì có lẽ quạt điện là có cấu tạo phức tạp nhất, bao gồm :

– Động cơ điện.
– Trục động cơ.
– Cánh quạt.
– Công tắc quạt.
– Vỏ quạt.

Nói về quạt điện thì những điều trên chỉ là bao quát thôi, chứ gia đình anh ý còn có : quạt trần, quạt treo tường, quạt để bàn…

Quạt điện ra đời vào năm 1882 và Mỹ là những người đầu tiên phát minh ra anh quạt điện . Anh quạt điện đầu tiên 2 cánh được sản xuất bởi Cty Động cơ điện Croker and Curtis (C&C Company). Những cánh quạt ban đầu thường được làm bằng vải kiểu như Cối xay gió – địch thủ muôn đời của Đông Ki sốt. Nhờ sự hiện đại của nền công nghệ với đầy đủ chức năng nên anh ý rất được mọi người ưa chuộng .

Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn là vật mà các bà các mẹ hay dùng để quạt cho con cháu vào những ngày hè oi ả với tất cả sự iu thương và trìu mến . Gợi lên vẻ đẹp thân thương của làng quê Việt Nam. Từ những bẹ cau khô tưởng chừng như không còn có ích lợi gì con người đã biến nó thành cô quạt mo dễ mến dùng để xua đi cái nóng khó chịu của mùa hè. Đầu tiên là một chiếc bẹ cau to đã khô, bỵ rụng xuống đất nhưng đẹp và không bị sâu, cắt phần lá đi chỉ để lại phần ôm lấy thân cau. Sau đó lấy cái cối đá đè lên, để khoảng 3-4 ngày rồi lấy ra sẽ được một tấm tầu cau phẳng phiu, tiếp đó dùng dao căt theo hình cái quạt. Để quạt không bị gãy phải gấp mép phía dưới, tức là phía tay cầm vậy là cô quạt mo nhà ta có hình dáng gần giống hình bầu dục. Đó cũng chính là sự ra đời của cô quạt mo.

Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng cũng được làm = cách rất đơn giản : chỉ cần 8-12 thanh tre vót nhọn, giấy, kéo, keo dán thì có thể dễ dàng tạo nên em ý. Đầu tiên là xếp các thanh tre lại, thanh tre nọ chồng lên thanh kja rồi dùi một lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng = cái trục. Tách các nan ra, ướm 2 tờ giấy lên cắt 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan được tách đều nhau vậy là đã được một em quạt nan quạt nan. Đấy, em quạt nan ra đời như thế đấy các bạn ạ !

Còn tôi, chiếc quạt giấy, tôi tự hào vì có được vị trí trong danh sách lịch sử nghệ thuật Việt. Cội nguồn của tôi bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ cây tre thân thuộc đã tạo ra tôi, chiếc quạt giấy đơn giản và dung dị. Về mặt giá trị tôi làm mát cho con người và tôi lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tôi có thể là chiếc ô che nắng, thướt tha uốn lượn cùng các cô gái quan họ giao duyên. Trong tay các thi sĩ tôi được thổi hồn thơ vào đó. Những vần thơ mượt mà, sâu lắng. từ ngàn xưa, trên các làng quê có nhiều nghệ nhân tạo ra tôi và nhièu nhất là ở vùng quê bắc bộ.

Họ hàng nhà quạt chúng tôi là như thế, khá phong phú và đa dạng phải không các bạn. Chúng tôi luôn tự hào vì đã tạo được niềm vui cho con người và chúng tôi vui mừng vì được con người yêu quý, gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Đạt Trần
31 tháng 12 2017 lúc 13:06

Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt đối với những thế hệ học sinh thì chiếc bút bi là người bạn thân thiết không thể tách rời. Chiếc bút bi có vai trò quan trọng giúp cho các bạn viết lên những nét chữ, viết nên tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với những cô cậu học trò còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sở hữu rất nhiều chiếc bút bi là điều bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu

Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi có nhiều loại như bút bi Thiên Long, bút bi Bến Nghé,…Mỗi loại bút đều có đặc điểm riêng nhưng chung một công dụng.

Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm.

ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút.

Có một số loại bút bi dành cho trẻ em, để thu hút được sức dùng thì nhà sản xuất đã tạo những họa tiết như hình các con vật, hình siêu nhân…Chính điều này sẽ khiến cho các em thích thú khi sử dụng chiếc bút bi xinh đẹp.

Màu sắc của vỏ bút cũng đa dạng và phong phú như xanh, đỏ, tím, vàng…Các bạn học sinh hoặc người dùng có thể dựa vào sở thích của mình để chọn mua loại bút thích hợp nhất.

Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hỏa. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn.

Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút.

Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.

Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.

Chiếc bút bi đối với học sinh, với những người lao động trí óc và với cả rất nhiều người khác đều đóng vai trò rất quan trọng. Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò. Bút bi kí nết nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau.

Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.

Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

Ham Học Hỏi
1 tháng 1 2018 lúc 20:45

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ... Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu - Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc...

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ở một số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ở trong mọi gia đình Việt Nam

Nguyễn Linh
31 tháng 12 2017 lúc 11:15

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ… Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu – Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc…

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ởmột số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ởtrong mọi gia đình Việt Nam.

Nguyễn Linh
31 tháng 12 2017 lúc 11:15

Ngày xưa, muốn xua tan đi cái nóng, người ta sử dụng các loại quạt bằng tay. Trừ vua chúa và các người giàu có là có người đứng hầu quạt, đa số người dân phải chịu sự bất tiện là quạt mỏi tay và không thể quạt những lúc ngủ! Do đó, quạt máy ra đời đã được chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng phổ biến trong cuộc sống thường ngày.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt máy đầu tiên. Nó hoạt động giống chiếc máy bơm không khí. Đến cuối thế kỷ XIX, khi Edison và Tesla phát hiện nguồn năng lượng điện, quạt chạy bằng cơ đã được cải tiến thành quạt chạy bằng điện. Sau đó, tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa ra thị trường cho người sử dụng. Đến năm 1882 thì Philip Diehl giới thiệu quạt trần. Ông được xem là cha đẻ của quạt hiện đại.

Cái quạt điện thực chất là một động cơ điện. Chuyển động xoay của các cánh quạt đã tạo ra luồng gió làm mát. Tuy quạt điện không làm thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh (như máy điều hòa nhiệt độ), nhưng nhờ tạo ra sự luân chuyển không khí, mà con người cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn.

Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt. Ngoài ra, một số loại quạt hiện đại còn có thêm đèn, cảm biến nhiệt độ, bộ tạo khí ô-zôn…

Trên thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất uy tín như Asia, Senko, Thống Nhất… đã đưa ra nhiều loại quạt treo tường, để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần, quạt hút… Kích thước của quạt cũng rất phong phú: từ loại nhỏ xíu gắn trong máy tính, cho đến những chiếc quạt công nghiệp có đường kính cả mét. Mô tơ để chạy quạt cũng có nhiều chủng loại: một pha, ba pha; công suất vài Watt đến hàng chục kW.

Quạt máy là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Nó dễ dùng, giá cả lại rẻ nên được ưa chuộng và có mặt ở hầu như tất cả các gia đình. Ngoài chức năng cơ bản để chống nóng, nhiều người thường sử dụng quạt điện để thổi khô quần áo, tóc tai… Đó là chưa tính đến việc có nhiều thiết bị gia dụng khác có gắn một cái quạt điện bên trong như máy điều hòa không khí, máy hút bụi, hệ thống thông gió…

Tuy quạt máy là thiết bị dễ dùng, ngay cả với một em bé, nhưng ta cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khi sử dụng quạt.

Trước tiên, không nên ngồi trước quạt máy quá lâu. Nhiệt độ cơ thể bị giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, khiến ta dễ bị cảm gió, khô da. Thời gian hợp lý để sử dụng quạt máy là không quá một tiếng. Ngoài ra, ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Từ đó tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi. Với một số quạt có chế độ hẹn giờ, ta nên cho quạt tự động giảm tốc độ hoặc tắt đi khi gần về sáng.

Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2 m. Nhiều người có thói quen khi thấy nóng là ngồi thật gần quạt. Điều đó có hại cho sức khỏe. Bởi vì trên cơ thể chúng ta, về phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da bốc nhanh; trong khi phía bên kia, mồ hôi bốc chậm khiến sự bài tiết mồ hôi và tuần hoàn máu ở hai phía cơ thể có sự chênh lệnh, gây ra mệt mỏi, khó chịu.

Bên cạnh việc sử dụng đúng cách, ta cũng phải lưu ý việc bảo quản quạt máy. Ta không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài. Định kỳ sáu tháng, ta châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn. Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

Có những thứ âm thầm hiện diện trong cuộc sống thường ngày mà ta không thấy hết tầm quan trọng của nó. Chỉ đến khi không có, ta mới hiểu ra nó cần thiết như thế nào. Quạt máy là một thiết bị như vậy. Thử tưởng tượng một ngày bị mất điện, ta có thể tạm thời không nghe nhạc, không xem ti-vi, không truy cập internet… nhưng không thể để cơ thể vã mồ hôi như tắm được. Thế là mọi người phải dùng đủ mọi thứ, từ quạt giấy cho đến tờ báo, để phe phẩy tự làm mát. Lúc đó mới thấy quạt máy đã đi vào cuộc sống như một tiện ích cần thiết cho mỗi người.

Quạt máy đã trở thành người bạn không thể thiếu trong mỗi gia đình. Bất chấp tình hình kinh tế có thể có lúc lên lúc xuống, cứ vào mỗi mùa hè, các cửa hàng điện máy lại tấp nập người ra vào mua quạt phục vụ cho nhu cầu làm mát của gia đình mình.

Đạt Trần
31 tháng 12 2017 lúc 13:05

Thuyết minh các đồ dùng sau: cái quạt,
Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ... Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu - Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc...

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ởmột số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ởtrong mọi gia đình Việt Nam

Đạt Trần
31 tháng 12 2017 lúc 13:05

Đồ dùng nào là vật không thể thiếu đối với người học sinh khi đến trường? Sách, vở, cặp hay thước...? Có thể sẽ có rất nhiều đáp án nhưng chắc chắn ràng nếu không có cây bút thì chúng ta không thể ghi lại bài học trên lớp. Và trong thời đại ngày nay, cây bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng.

Có rất nhiều loại bút như bút chì, bút mực. Nhưng khi bút bi ra đời, nó liền tạo nên một cuộc cách mạng rộng khắp và ngày nay bút bi đã khẳng định mình là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.

Người đầu tiên trên thế giới xin cấp bằng sáng chế bút bi là một người Mĩ vào năm 1888. Nhưng lúc ấy, bút bi vẫn chưa được chú ý lắm. Năm 1938, László Biró - một biên tập viên người Hungary - để giảm thiểu những hạn chế của bút mực như tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn, hay làm lem bẩn giấy tờ,... đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy nhờ chuyển động lăn của viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Biró được nhận bằng sáng chế lần lượt tại Anh rồi Argentina. Năm 1945, nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất mà cây bút bi được thay đổi, cải tiến về kiểu dáng và bán thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi dần chiếm lĩnh thị trường bút châu Âu rồi toàn thế giới. Kể từ năm 1990, ngày tháng 9, ngày sinh nhật của Biró - cha đẻ cây bút bi - đã được chọn là ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Chiếc bút bi ngày nay dù khác nhau về hình dáng song về câu tạo cơ bản vẫn giống nhau. Nó bao gồm một ống mực đặc, một đầu có gắn một viên bi nhỏ với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, thường là ngay sau khi được viết lên giấy. Theo thời gian, người ta cũng chế tạo ra nhiều loại màu mực khác nhau: màu đen, màu xanh, màu đỏ,... Bao ngoài ống mực - hay còn gọi là ruột bút - là một vỏ bút. Vỏ bút có rất nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng khác nhau. Chúng thường được trang trí rất ấn tượng để tạo sự hấp dẫn đối với người sử dụng. Bút bi có thể sử dụng nắp để đạy đầu bi tránh làm khô mực, hỏng bút hoặc dùng đầu bấm để đầu bi rụt vào bên trong vỏ bút. Loại phổ biến nhất hiện nay là bút bi bấm. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bâm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Nhắc đến bút bi là nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các kí tự: ghi bài trên lớp, sáng tác thơ ca, ghi lại tiến trình buổi họp,... hay đơn giản là ghi lại một thông tin cần lưu ý. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút bi còn trở thành một phương tiện... quảng cáo hữu hiệu. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ti, sản phẩm được in trên thân bút. Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể dùng bút bi để vẽ những bức tranh ấn tượng. Nhiều người còn dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Có nhiều tác dụng như vậy nhưng giá một chiếc bút bi lại rất rẻ, thường chỉ dao động từ một đến hai, ba nghìn đồng. Bởi sự gọn nhẹ, kinh tế và tiện ích nên bút bi hiện diện khắp nọi nơi: trong giỏ xách, trong cặp, trong túi, trong cốp xe,... Theo một thống kê đáng tin cậy, trên thế giới cứ mỗi giây lại có 57 chiếc bút bi được bán ra.

Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành một người bạn thân thiết đối với mọi người đặc biệt là những người học sinh, sinh viên. Để bảo quản những người bạn thân thiết này chỉ cần lưu ý vài chi tiết nhỏ. Một là khi viết xong nhớ đạy nắp hoặc bấm nút để ngòi bi rụt vào bên trong vỏ. Hai là tránh để bút rơi bởi có thể gây gãy thân bút; đặc biệt là tránh làm rơi khiến đầu bi đập xuống đất: khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, bi bị vỡ, mực không ra được nữa. Người bạn ấy quan trọng nhưng không hề "làm cao” chút nào, ngược lại thật dễ tính!

Có thể khẳng định rằng bất cứ ai có thể viết đều đã ít nhất một lần sử dụng bút bi trong đời. Thuận tiện, kinh tế và không cần cầu kì trong việc bảo dưỡng, bút bi đã trở thành một cuộc cách mạng trong cách viết của con người.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Cẩm Tú
Xem chi tiết
Kiên Kiên Định
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
Ran Mori
Xem chi tiết
Song Ngư
Xem chi tiết
Trịnh Giang
Xem chi tiết
Thanh Trà
Xem chi tiết
Pi Kasuwua
Xem chi tiết