Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Anh

Thuyet minh ve do dung sinh hoat trong gia dinh !!!
Help me !!!!!!!! Help me !!!!!!!!!!!!

Nguyễn Hải Đăng
6 tháng 12 2017 lúc 21:21

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều các loại đồ dùng, vật dụng được con người sử dụng trong gia đình. Đó là những vật dụng hữu ích, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Có công dụng như một loại bình để chứa nước, đặc biệt là giữ cho nước luôn ấm để mọi người trong gia đình có thể sử dụng bất kì lúc nào, mà không cần tốn công hâm nóng hay đi đun lại nước. Vật dụng thần kì này mang lại cho con người rất nhiều tiện ích. Đó là chiếc phích nước.

Phích nước là một trong những vật dụng được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Công dụng lớn nhất của chiếc phích nước chính là giữ nước nóng ở nhiệt độ ổn định. Phục vụ kịp thời nhu cầu sử dụng nước của con người mà không mất thêm nhiều công sức đun nóng. Với thiết kế đặc biệt, chiếc phích nước có thể duy trì độ nóng của nước trong một thời gian khá dài, khoảng bảy đến mười ngày. Chiếc phích nước được cấu tạo bởi các bộ phận chính như: vỏ phích- đây là bộ phận bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhựa. Vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái sử dụng, va chạm với lớp vỏ bày mà không sợ bị phỏng, nóng. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người nên những chiếc phích được trang trí bởi họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ phích vô cùng độc đáo và đa dạng.

Bộ phận thứ hai của chiếc phích mà ta có thể kể đến, đó chính là ruột phích. Trong cấu tạo của phích, ruột phích được xem là bộ phận quan trọng nhất, nó có vai trò giữ nhiệt độ của nước nóng. Do ruột phích được làm bằng một lớp thủy tinh mỏng, sau đó được tráng trên bề mặt một lớp bạc nên phích nước có thể duy trì nhiệt độ của nước trong một thời gian dài. Bộ phận thứ ba của chiếc phích nước là chiếc lắp phích, bộ phận này cũng vô cùng quan trọng bởi nó là bộ phận dùng để che kín miệng phích, cách li được nước nóng trong phích tiếp xúc với không khí bên ngoài. Chiếc lắp phích thường được làm bằng nhựa, gồm hai lớp. Lớp ở trong có những đường xoáy để tạo độ khít với phích nước, lớp bên ngoài có hình dạng như một chiếc cốc nhỏ, đậy ở trên cùng.

Phích nước thường có dạng hình trụ dài, kích thước ở thân đều nhau, miệng tương đối nhỏ. Với kích thước này chỉ thích hợp dùng siêu đổ nước trực tiếp hoặc dùng những chiếc ca có miệng để rót nước vào phích. Màu sắc, hình dạng, kích thước của những chiếc phích cũng khá đa dạng. Ngày nay, người ta sản xuất phích nước với rất nhiều mẫu mã, màu sắc khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của mỗi người, mỗi gia đình. Nếu như hình dáng bên ngoài của chiếc phích có hình trụ dài thì ruột phích lại có hình trứng, thon tròn ở dưới đáy, thuôn dài ở phần thân.

Về kích thước của những chiếc phích phụ thuộc hoàn toàn vào dung lượng nước mà nó có thể chứa. Thể tích thông thường nhất của những chiếc phích là khoảng 300 ml, nhưng cũng có những loại phích có kích thước lớn hơn 500 ml để phục vụ cho những gia đình đông người, cho những gia đình có nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều. Phích nước có công dụng có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người, song giá thành của nó cũng rất rẻ, giá dao động từ một trăm nghìn đồng đến hai trăm năm mươi nghìn đồng, tùy thuộc vào thể tích, mẫu mã, nhãn hiệu… nhờ những chiếc phích nước mà con người luôn có nước nóng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt như: pha trà, pha mì tôm, hòa cà phê….

Những chiếc phích mang lại nhiều tiện ích cho con người, trong đó quan trọng nhất là tiết kiệm được thời gian, công sức. Con người có thể sử dụng nước nóng bất kì lúc nào, nhiệt độ trong phích luôn được đảm bảo, nhu cầu sử dụng cũng được đáp ứng tốt hơn. Như vậy, phích nước là một vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi người, mỗi gia đình.

Lê Ánh
6 tháng 12 2017 lúc 21:28

Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức vì là nước thuộc vùng nhiệt đới, năm gần đường xích đạo. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy.

Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơthể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất.

Cấu tạo chung của quạt gồm các phần chính : Thân quạt có gắn bộ công tắc chỉnh tốc độ, lồng quạt, cánh quạt, mô-tơ quạt và bộ chuyển hướng. Một số quạt có thêm đèn trang trí, đồng hồ... Mô-tơ quạt gồm có: cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu - Cô. Rotor cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng, tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha. vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator. Bạc thau có ổgiữ dầu bồi trơn để giảm lực ma sát.

Nguyên lí hoạt động của quạt: Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ được làm bằng tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trởcủa cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỉ XIX. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạc kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XIX, các nhà máy thủy lực đã tạo ra một loại quạt dẫn động bằng đai. Họ thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. ông gọi phát minh của mình là máy quạt li tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Các loại quạt li tâm này được sử dụng rất thành công ởtrong các nhà máy vào năm 1832-1834. Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ởMĩ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Vào cuối thế kỉ XIX, quạt điện được các hộ gia đình sử dụng. Những loại quạt đối lưu nhiệt được chạy bằng cồn, dầu, hoặc là dầu hỏa đã phổ biến khắp thế giới vào thế kỉ XX. Và ũ khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện đã du nhập vào nước Mĩ. Chiếc lồng quạt bảo vệ của họ không có tính an toàn do người dân lúc ấy chưa biết, khoảng cách giữa các lưới ởlồng quạt (bằng sắt, đồng hoặc nhôm tạo thành một cái lồng) rất lớn, có độ hở rộng vì thế nhiều người nhất là trẻ em đã bị thương do cánh quạt gây ra.

Vào thập niên 1920, do có sự cải cách và mặt tiến bộ công nghiệp trong sản xuất nên đã hạ giá quạt để nhiều nhà có thể đủ tiền mua sử dụng. Đến năm 1930, nghệ thuật trang trí quạt ra đời (quạt hình Thiên nga). Trong năm 1950, các loại quạt được sản xuất và sơn đủ loại màu sắc bắt mắt. Khi máy điều hòa không khí ra đời vào năm 1960 là lúc đánh dấu kết cho sự kết thúc của cả một tuổi vàng cho quạt điện. Trong những năm 1970, kiểu quạt trần của Nữ hoàng Victoria được phổ biến thế giới. Trong thế kỉ XX, quạt điện đã trở nên thiết thực hơn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc...

Trong thập niên 2000, việc chọn mua quạt thẩm mĩ phù hợp với nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn của mọi người. Quạt điện đóng vai trò là một phần rất lớn trong cuộc sống mỗi ngày ởmột số nước vùng nhiệt đới. Hiện nay, mặc dù đã có điều hòa không khí nhưng chiếc quạt điên vẫn rất phổ biến và được dùng nhiều nhất ởtrong mọi gia đình Việt Nam.

- chúc bạn học tốt

Lê T. Trang
6 tháng 12 2017 lúc 21:51

Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày……

Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem).
Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển.
Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :
- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần
đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít,
đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi
mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm
nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì
chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa
nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4
lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới
để an toàn người sử dụng.

Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Anh
Xem chi tiết
Đỗ Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
hoàng thanh trúc
Xem chi tiết
Ánh Dương
Xem chi tiết
Trương Văn Gia Bảo
Xem chi tiết
Đào Huyền Chi
Xem chi tiết
Den Den
Xem chi tiết