Bài viết số 3 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đỗ Hà Linh

thuyết minh về cái phíc nước

Nguyễn Hải Đăng
24 tháng 11 2017 lúc 12:49

Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.

Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40cm, giúp cho phích có thể đứng thắng mà không bị đổ.

Về cấu tạo: Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.

Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng 6 tiếng đồng hồ, nước từ 100°c còn giữ được 70°c sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê... tạo nên một nét đẹp văn hoá vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang một phong cách hiện đại còn gọi là nét văn hoá "cafe" đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm... Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tuỳ theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trò em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích băng các lớp ren xoáy chặt với miệng phich. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

Điều quan trọng nhất nhất là ta phải giữ gìn chiếc nũm phích, vì nũm phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng thông buổi pha ấm trà nóng rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam

Nguyễn Hải Đăng
24 tháng 11 2017 lúc 12:51

Năm 1904, những chiếc bình thủy đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường Đức. Bình thủy có cấu trúc hai lớp (làm bằng thủy tinh, kim loại hoặc nhựa polymer), giữa hai lớp này là một lớp chân không giữ vai trò cách nhiệt.
Bình thủy (phích nước) thông dụng rộng rãi hiện nay là một bình thủy tinh 2 lớp. Giữa hai lớp thủy tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. phích được đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài. Nhờ đó mà phích giữ được nước nóng lâu dài. Loại ruột bình thủy (phích nước) thông dụng nhất ở Việt Nam cũng được làm bằng thủy tinh. Ruột phích thủy tinh còn được tráng một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này cũng góp phần làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong bình thủy.

Nếu đựng nước trong phích, nước sẽ chỉ tiếp xúc với lớp thủy tinh bên trong và không liên quan tới một hóa chất độc hại nào cả. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng dùng nước trong phích để uống hay để nấu cơm mà mắc bệnh là không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, bạn cần thay ngay ruột phích. Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên. Cách chọn phích nước cũng rất quan trọng. Đầu tiên, mở nắp phích ra , nhìn từ miệng phích xuống dưới đáy, lớp bạc tráng phải đều. Điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí càng nhỏ càng tốt thì sẽ giữ nhiệt được lâu. Áp miệng phích vào tai, nghe có tiếng o o đều đều là tốt. Ta nên cẩn thận khi tháo đáy phích để xem núm thủy ngân có còn nguyên vẹn hay không. Đối vơi phích khi mới mua về, không được rót nước sôi ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50 đến 60 độ, để khoảng nửa tiếng rồi rót nu7óc đó đi, rót nước sôi vào. làm như vậy phích sẽ không bị vỡ. Muốn phích có thể giữ nóng được lâu hơn chúng ta nên rót nước không đầy tràn mà nên để một khoảng cách nhất định giữa mực nước đối với nắp phích Sau một thời gian sử dụng kim loại trong phích sẽ bị hỏng giảm khả năng giữ nhiệt khi đó ta nên thay vỏ mới để có thể giữ nhiệt lâu hơn.

Mỗi sáng ta nên đổ nước thừa ra, tráng qua một lượt cho sạch cặn còn đọng lại trong lòng phích, rồi mới rót nước sôi vào và vặn nắp thật chặt. Vì biết cách sử dụng và giữ gìn cẩn thận nên chiếc phích nhà em sau mấy năm vẫn tốt. Chúng ta nên để phích nước trong một chiếc thùng bằng bìa hoặc bằng gỗ. Tuy phích nước có rất nhiều công dụng nhưng nó cũng rất nguy hiểm đối với tất cả mọi lứa tuổi và nhất là trẻ em. Chúng ta nên để xa chỗ chơi của trẻ để tránh các em va đập vào rất nguy hiểm.

Giữa bao nhiêu đồ dùng khác, chiếc phích là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình trong mọi thời đại. Bên cạnh đó chiếc phích cũng được coi là một ngọn lửa để giữ ấm nóng cuộc sống gia đình vì thế trong mỗi gia đình luôn cần phải có chiếc phích nước


Các câu hỏi tương tự
Vân Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
Xem chi tiết
Linh Leo
Xem chi tiết
Ngân Hoàng Lê
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
Sarah Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Thanh Thanh
Xem chi tiết
Hoàng Anh
Xem chi tiết