Thời kỳ | Thành tựu văn học | Thành tựu nghệ thuật |
Buổi đầu dựng nước (khoảng từ thế kỷ VII TCN - II TCN) |
- Sử dụng chữ viết riêng, gọi đó là chữ khoa đẩu. Được viết bằng sơn trên tre nứa. - Nền văn học còn đơn giản. |
- Múa hát rất phổ biến, phong phú và mang tính tập thể. - Kiểu dáng và cách trang trí trên trống đồng thể hiện nét tinh tế và khéo léo của nghệ thuật lúc bấy giờ. - Nghệ thuật tạo hình phát triển. |
Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập (thế kỷ X - XV) |
- Năm 1070, giáo dục Đại Việt ra đời. - Văn học dân gian phát triển, có nhiều tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Mang nội dung yêu nước sâu sắc và đậm đà bản sắc dân tộc. |
- Nghệ thuật dân gian phát triển. - Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc ra đời. - Hình rồng rất phổ biến để điêu khắc trên mái ngói. - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc rất phát triển. |
Giai đoạn đất nước bị chia cắt (thế kỷ XVI - XVIII) |
- Giáo dục tiếp tục phát triển, song chất lượng suy giảm. - Chữ Quốc ngữ ra đời, đây là thứ chữ tiện lợi và khoa học. - Văn học chữ Nôm phát triển. Thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công trong xã hội. |
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng và phong phú. Nội dung thường phản ánh đời sống lao động vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người. |
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX |
- Nền văn học dân gian phát triển rực rỡ và phong phú. - Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du. Nội dung phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời và thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân. |
- Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. - Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi. - Nghệ thuật tranh dân gian phát triển, đặc biệt là tranh Đông Hồ. Nội dung nói về truyền thống yêu nước, mang đậm đà bản sắc dân tộc. - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng, đúc đồng rất phát triển. |
* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.
Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :
Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,
Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.
{Thơ văn Lý - Trần)
Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.
* Nghệ thuật
Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam, nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.
Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.
Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”
Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.
Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu...