Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Albert Anderson

Thời Đinh-Tiền Lê xây dựng nền kinh tế như thế nào?Em có nhận xét gì về kinh tế thời Đinh-Tiền Lê?

Vũ Minh Tuấn
23 tháng 10 2019 lúc 9:46

* Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

* Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước, chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ nhu cầu của vua quan: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo và xây dựng cung điện, nhà cửa, chùa chiền,...

- Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm,... Thời Đinh - Tiền Lê đều cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

* Thương nghiệp:

- Thuyền buôn nước ngoài đã đến Đại cồ Việt buôn bán. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở các địa phương.

- Quan hệ bang giao Việt - Tống được thiết lập. Nhân dân miền biên giới hai nước tiếp tục qua lại trao đổi hàng hoá với nhau.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Minh Nhân
23 tháng 10 2019 lúc 13:38

a. Nông nghiệp:

Ruộng đất của lang xã chia đều cho nông dân cày cấy, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua. Việc đào vét kênh mương, khai khẩn đất hoang…được chú trọng.

=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích…, các năm 987, 989 được mùa.

b. Thủ công nghiệp:

Xây dựng nhiều xưởng thủ công: xưởng đúc tiền, ché vũ khí, may mũ áo..xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm…

c. Thương nghiệp:

Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành. Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan vũ đình đình
Xem chi tiết
thùy nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
Korea Thang
Xem chi tiết
BongBóng
Xem chi tiết
Lệ Tuông
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Youtuber.progamingsang
Xem chi tiết