TN1: - Lấy vài cành rong đuôi chó (hoặc cây thủy sinh khác) cho vào hai cốc thủy tinh A và B đựng đầy nước. Đổ nước vào đầy hai ống nghiệm, úp mỗi ống nghiệm đó vào một cành rong trong mỗi cốc, sao cho không có bọt khí lọt vào. Để cốc A vào chỗ tối hoặc bọc ngoài bằng một túi giấy đen. Đưa cốc B ra chỗ có nắng hoặc để dưới đèn sáng có chụp.
- Sau khoảng 6 giờ, quan sát 2 cốc, ta thấy : từ cành rong trong cốc B có những bọt khí thoát ra rồi nổi lên và chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm, còn cành rong trong cốc A không có hiện tượng đó.
- Lấy ống nghiệm ra khỏi cốc B, lật lại để xác định chất khí do cây rong đã thải ra bằng cách : đưa nhanh que đóm vừa tắt (chỉ còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm, ta thấy que đóm lại bùng cháy.
--> Bằng thí nghiệm ta có thể xác định được : Trong quá trình quang hợp, cây lấy khi CO2 và thải khí O2.
@Trần Tùng Chi
TN2 : - Đặt chậu cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính đậy kín miệng cốc.
- Dùng túi giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và đặt vào chỗ tối trong khoảng 4-5 giờ.
- Bỏ túi giấy đen, đốt que đóm. Mở hé miệng cốc, đưa que đóm đang cháy vào trong cốc thủy tinh xem que đóm còn cháy không.
--> Que đóm không cháy --> Trong quá trình hô hấp, cây lấy khí O2 và thải khí CO2
@Trần Tùng Chi