Thiên nhiên châu Mĩ
a. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây: Hệ thống núi trẻ cao, đồ sộ dài 9.000 km, cao trung bình 3.000 – 4.000 m.
b. Miền đồng bằng ở giữa: Là đồng bằng rộng lớn, trong miền có hệ thống Hồ Lớn và hệ thống sông Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi.
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông: Gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo, núi già A-pa-lat.
– Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông :
+ Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét.
+ Giữa là những đồng bắng lớn : đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn.
+ Phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
– Nhiều đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
– Rừng rậm nhiệt đới được ví như lá phổi xanh của Trái Đất (rừng rậm A-ma-dôn)
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.