I. Mở bài: Giới thiệu nhận định và bài thơ.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- Thơ không phải chỉ là một nghệ thuật, đó chính là một sự giải thoát của lòng tôi. Nhận định này dùng cách phủ định để khẳng định sự sản sinh của thơ không phải xuất phát từ hình thức bên ngoài mà thực chất là xuất phát từ tình cảm, cảm xúc, cõi lòng của nhà thơ. Thơ không chỉ là cuộc đời mà thơ còn là thơ nữa. Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Chính vì khởi phát từ lòng người, xuất phát từ cảm xúc chân thực nên mới có thể chạm tới và làm rung động nhiều trái tim.
- Qua bài thơ Tây Tiến ta có thể phần nào sáng tỏ nhận định trên: Quang Dũng vốn xuất thân là một người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Chính vì từng trực tiếp tham gia chiến đấu và gắn bó với mảnh đất Tây Bắc và những người đồng đội Tây Tiến mà bài thơ ông viết chân thực và thực sự chính là nói hộ những cho những tình cảm, như cởi tỏa được nỗi lòng của nhà thơ.
2. Chứng minh.
Chính nhờ xuất phát từ tình cảm chân thực mà hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ hiện lên vô cùng chân thực. Phân tích 2 hình tượng trung tâm để làm sáng tỏ:
* Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.
* Hình tượng những người lính Tây Tiến hào hùng bi tráng nhưng cũng rất hào hoa lãng mạn.
3. Bình luận.
- Sự giải thoát của cõi lòng kết hợp với chất nghệ sĩ đã cho ra đời bài thơ hay và độc đáo, trong đó có bài thơ Tây Tiến. Tây Tiến hiện lên thật xứng tầm: thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa. Bài thơ vì thế mà trở thành những vần thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- Nhận định trên của Lamrtine hoàn toàn đúng. Nhận định đã khẳng định 2 yếu tố quan trọng để làm nên tác phẩm nghệ thuật đó là yếu tố hình thức và nội dung. Hình thức xuất phát từ sự am hiểu và sáng tạo của người nghệ sĩ. Còn nội dung thì xuất phát từ tình cảm chân thực, sự từng trải của chính người viết.
III. Kết bài