Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư. Nói chung, nơi có khí hậu ấm áp, ôn hòa thường thu hút đông dân cư, còn khí hậu khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá) ít hấp dẫn con người. Trên thực tế, nhân loại tập trung đông nhất ở khu vực ôn đới, sau đó đến khu vực nhiệt đới. Dân cư ở vùng khí hậu nóng ẩm trù mật hơn ở vùng khô hạn. Trong cùng một đới khí hậu, con người ưa thích khí hậu ôn đới hải dương hơn khí hậu ôn đới lục địa. Nhiệt độ quá thấp cũng trở ngại cho việc tập trung dân cư.
b) Nguồn nướcNguồn nước cũng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phân bố dân cư. Mọi hoạt động sản xuất và đời sống đều cần đến nước. Để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, mỗi người mỗi năm cần khoảng 2.700m3 nước. Muốn sản xuất 1 kg thức ăn thực vật phải có 2.500 lít nước, 1 kg thịt cần 20.000 lít nước. Hoạt động công nghiệp cũng tiêu thụ rất nhiều nước.
Nói chung, ở đâu có nguồn nước thì ở đó có con người sinh sống. Không phải ngẫu nhiên, các nền văn minh đầu tiên của nhân loại đều phát sinh trong những lưu vực của những con sông lớn. Như nền văn minh Babylon ở Lưỡng Hà (sông Tigrơ và sông Ơphơrát), nền văn minh Ai Cập ở lưu vực sông Nin, nền văn minh Ấn Độ ở
lưu vực sông Ấn – Hằng… Bên cạnh lưu vực sông Nin dân cư đông đúc là hoang mạc Sahara vắng bóng người, thậm chí bên trong các hoang mạc, dân cư chỉ tập trung quanh các ốc đảo, nơi có nguồn nước xuất hiện.
Địa hình và đất đai cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Những châu thổ màu mỡ của các sông lớn như Ấn, Hằng, Trường Giang, Mê Kông…là những vùng đông dân nhất thế giới. Những vùng đất đai khô cằn ờ các hoang mạc và thảo nguyên khô cằn có rất ít dân cư. Địa hình lại thường có mối quan hệ với độ phì nhiêu cửa đất đai. Các đồng bằng có địa hình thấp, đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc. Các vùng núi cao, ít đất trồng trọt, đi lại khó khăn thì cũng có ít dân cư. Nhìn chung trên thế giới, phần lớn nhân loại cư trú trên các đồng bằng có độ cao không quá 200m so với mặt nước biển vì có nhiều thuận lợi cho cả sản xuất lẫn cư trú. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có mật độ dân số cao nhất trong cả nước.
d) Tài nguyên khoáng sảnNguồn tài nguyên khoáng sản cũng có ý nghĩa nhất định trong việc phân bố dân cư. Những mỏ lớn có sức hấp dẫn đối với con người, dù điều kiện sinh hoạt có nhiều khó khăn do thiên nhiên khắc nghiệt.
Điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước: Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Đặc điểm của thời tiết và khí hậu tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng.
Ngoài ra về nhân tố tự nhiên còn có đất, rừng, tài nguyên sinh vật cậu tự phân tích nha.
Điều kiện kinh tế xã hội:
- Dân cư và nguồn lao động: Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó khả năng để phân bố và phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng.
- Tiến bộ khoa học công nghệ: tạo ra hững khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả cao...kép theo những thay đổi quy luật phân bố sản xuất, làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành với công nghệ tiên tiến...
- Thị trường: đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phất triển phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật: Là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật...
- Đường lối: ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.
~~> Nhân tố đóng vai trò quan trọng là các nhân tố tự nhiên. Nhưng các nhân tố kinh tế - xã hội lại đóng vai trò quyết định. .
Nhân tố kinh tế xã hội là quan trọng đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp :
- Dân cư và lao động: Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn, 64% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân giàu kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, gắn bó với đất đai, chăm chỉ, cần cù, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất-kỹ thuật: Ngày càng hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển đã làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chuyên canh.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Động viên nông dân làm giàu, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.
- Thị trường trong và ngoài nước: Được mở rộng, thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu. vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên do sức mua của thị trường trong nước hạn chế. Thị trường xuất khẩu nhiều biến động ảnh hưởng đến một số cây trồng quan trọng và một số sản phẩm thủy sản.
có 2 nhân tố:
- nhân tố tự nhiên ( tự trình bày theo bảng trang 39 )
- nhân tố kinh tế- xh:
+ dân cư và lao động
* dân số nước ta đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, rẻ mạt
*thị trường tiêu thụ lớn
*khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
=>thu hút các vốn đầu tư nước ngoài
tạo điều kiện phát triển những ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực
+ cơ sở vật chất, kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
* giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
*điện, nước,....
=> tạo điều kiện thúc đẩy pt công nghiệp , đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng điểm
+ chính sách phát triển
*khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần
* khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước
* đổi mới cơ chế quản lí, chính sách đối ngoại
=> thúc đẩy ngành công nghiệp pt
+ thị trường
* cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt
* bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu
=> thúc đẩy, kích thích ngành cn pt
yếu tố chính sách phát triển là quan trọng nhất vì chính sách phát triển ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành công nghiệp