Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: “Ở hiền thì gặp lành.”
Chọn C.
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta: “Ở hiền thì gặp lành.”
Chọn C.
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”.
Đề 3: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).
Khi chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân đã làm gì? Việc làm đó cho thấy bác là người thế nào?
Bác nông dân đã giúp chim ưng mau lành vết thương bằng cách nào?
Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?
Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ.
Trong câu chuyện, người nông dân ?.
Xác định các trạng ngữ của câu sau và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu.
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
CON RẮN VUÔNG
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ lắc đầu:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Từ ngữ
Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).
1. Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?
2. Chi tiết nào trong câu chuyện gây cười?
3. Câu chuyện muốn phê phán tính xấu nào?
Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân.
Cho biết mỗi ý dưới đây đúng (Đ) hay sai (S).