Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du

Nguyễn Đức Tuấn

Theo các nhà hủ nho, việc Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ cha mẹ trong đoạn trích này là hoàn toàn trái với đạo lí dân tộc. Em có đồng ý với ý kiến đấy ko? Viết đoạn văn đối thoại với ý trên khoảng 200 chữ! Mọi người giúp với!!!

Thảo Phương
6 tháng 8 2019 lúc 18:20

Không đồng ý.nỗi nhớ với chàng Kim được nói đến trước vì đây là nồi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất. Nồi nhớ đó được xoáy sâu và đêm thề nguyền dưới ánh trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó

Miinhhoa
6 tháng 8 2019 lúc 19:22

Nói về nỗi nhớ của Kiều,nhiều nhà hủ nho cho rằng Kiều bất hiếu khi nghĩ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ tới cha mẹ nhưng điều đó lại rất phù hợp với tâm lí của Kiều bởi với cha mẹ nàng nàng đã làm tròn chữ "hiếu"khi hi sinh bản thân mình để bán mình chuộc cha và em .Còn với Kim Trọng thì nàng luôn cảm thấy có lỗi khi đã bị mình phụ tình.Cho nên Kiều nhớ về Kim Trọng trước là điều mà chúng ta đều có thể hiểu

p/s : mk ko cs hiểu tại sao lại viết "đoạn văn đối thoại" ??chỉ bt giải thích về nỗi nhớ th

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
6 tháng 8 2019 lúc 22:23

Theo ý kiến mình là không đồng ý.

Gợi ý :

* Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không đúng với truyền thống dân tộc, nhưng thật ra lại là rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ, nên nàng cắn rứt khôn nguôi.
* Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau:
+ Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. Một lần khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không biết bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can.
+ Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.
* Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu thương giàu đức hi sinh. Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.

ngọc
18 tháng 8 2021 lúc 9:07

không đồng ý


Các câu hỏi tương tự
Son Nguyen
Xem chi tiết
Quách Phương Anh
Xem chi tiết
Yen Nhi
Xem chi tiết
Phạm Đoan Trân
Xem chi tiết
Việt Hùng Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Cao Triệu Vy
Xem chi tiết
9.3-Lê Thị Quỳnh Mai
Xem chi tiết
Tờ Thư
Xem chi tiết
9.3-Lê Thị Quỳnh Mai
Xem chi tiết