Câu 1 : Trường hợp nào sau đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Dân làng Y phải tuân theo hương ước
B. Người kinh doanh phải bảo vệ môi trường
C. Cơ quan chức năng phổ biến luật thuế mới
D. Huyện X tổ chức hội nghị khuyến nông
Câu 2 : Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của Ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này ngân hàng đã thực hiện đúng nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài
B. Quyền chủ động mở rộng quy mô ngành nghề
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh
D. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định. B. Quy chế. C. Pháp luật. D. Nguyên tắc.
Câu 2. Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy định phổ biến. B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 3. Nội dung văn bản pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
A. chính xác, một nghĩa. B. chính xác, đa nghĩa.
C. tương đối chính xác, một nghĩa. D. tương đối chính xác, đa nghĩa.
MỨC THÔNG HIỂU
Câu 4. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 5. Việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích
A. xây dựng pháp luật. B. phổ biến pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. sửa đổi pháp luật.
Câu 6. Phương tiện nào dưới đây được xem là hiệu quả nhất để nhà nước quản lí xã hội?
A. Kế hoạch. B. Chủ trương. C. Đường lối. D. Pháp luật.
Câu 7. Không có pháp luật xã hội sẽ không có
A. dân chủ và hạnh phúc. B. hòa bình và dân chủ.
C. trật tự và ổn định. D. sức mạnh và quyền lực.
Câu 8. Người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 9. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và
A. nghĩa vụ của mình. B. trách nhiệm của mình.
C. lợi ích hợp pháp của mình. D. nghĩa vụ hợp pháp của mình.
Câu 10. Việc anh M bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện tính
A. quy phạm phổ biến. B. xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. quyền lực, bắt buộc chung. D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 11. Việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh B là chủ một lò gạch và ông G là giám đốc một nhà máy hóa chất về hành vi giả mạo thẻ bảo hiểm y tế để trục lợi là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính chủ động tự phán, tự quyết. B. Tính đặc thù được bảo mật.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính trấn áp, dùng vũ lực.
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1,2)
&
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1. Những hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là
A. ban hành pháp luật. B. xây dựng pháp luật.
C. thực hiện pháp luật. D. phổ biến pháp luật.
Câu 2. Sử dụng pháp luật là cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm. B. đã quy định.
C. không cho phép làm. D. quy định phải làm.
Câu 3. Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức
A. làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
B. thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc.
C. không làm những điều pháp luật cấm làm.
D. sử dụng đúng đắn các quyền của mình.
Câu 4. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức
A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 5. Công dân tích cực chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 6. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. thực hiện pháp luật. B. vi phạm pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí.
MỨC THÔNG HIỂU
Câu 7. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 8. Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là tuân thủ pháp luật?
A. Từ chối sản xuất trái phép pháo nổ. B. Chống người thi hành công vụ.
C. Sử dụng hồ sơ giả mạo. D. Tẩy xóa giấy phép lái xe.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật?
A. Học sinh đến trường để học tập.
B. Kinh doanh phải nộp thuế.
C. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
D. Nhà máy không thải chất thải chưa được xử lí ra môi trường.
Câu 10. Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Từ chối trợ giúp pháp lí. B. Khai báo hồ sơ dịch tễ.
C. Chủ động chia sẻ kĩ năng mềm. D. Ủng hộ quỹ vacxin phòng dịch.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
Câu 11. K không kinh doanh những mặt hàng có ghi trong doanh mục cấm. K đã thực hiện pháp luật thuộc hình thức nào trong các hình thức dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Ứng dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ các sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân huyện các tỉnh miền núi. Trong trường hợp này, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 13. Nhà máy H chuyên sản xuất giày xuất khẩu đã xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy H đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 14. Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng. Đến hạn trả, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K. Việc chị H kiện ông K là hành vi
A. sử dụng pháp luật. B. không thi hành pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. không tuân thủ pháp luật.
A và B yêu nhau và muốn kết hôn nhưng bị gia đình phản đối với lí do họ có quan hệ họ hàng. A và B vẫn quyết định kết hôn vì quan hệ họ hàng giữa họ đã ngoài phạm vi năm đời nên không vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để A và B
A. thuyết phục hai bên gia đình chấp nhận.
B. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. bác bỏ lí do cấm đoán của hai bên gia đình.
D. thách thức sự cấm đoán của của hai bên gia đình.
Gia đình bác Hoa mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng điện tử. Từ khi mở cửa hàng đến nay, bác Hoa luôn đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật và kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký.
a) Theo em, việc làm của bác Hoa là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
b) Trong cuộc sống hàng ngày, em đã thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa? Nêu ví dụ cụ thể về hành vi thực hiện pháp luật của em
Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Thay đổi địa bàn cư trú. B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.
C. Đăng kí hồ sơ đấu thầu. D. Bảo vệ an ninh quốc gia.
Câu 5: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật là việc mọi doanh nghiệp đều phải
A. thực hiện việc san bằng lợi nhuận. B. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
C. chia đều nguồn ngân sách quốc gia. D. duy trì mọi phương thức sản xuẩt.
Theo em điều lệ hội sinh viên, hợp đồng lao động có phải là văn bản quy phạm pháp luật không, giải thích rõ.
GIÚP MÌNH ĐI CẢ NHÀ ƠI
Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
Câu 2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 3. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.
B. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
Câu 4. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính
D. kỉ luật.
Câu 5. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?
A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3.
B. Dưới 50 cm3.
C. 90 cm3.
D. Trên 90 cm3.
Câu 6. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự.
B. hình sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân
A. đều có quyền như nhau.
B. đều có nghĩa vụ như nhau.
C. đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
D. đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trách nhiệm kinh tế.
C. trách nhiệm xã hội.
D. trách nhiệm chính trị.
Câu 9. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 10. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn
A. việc làm theo sở thích của mình.
B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 11. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.
B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.
Câu 12. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.
D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.
Câu 14. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. trong tuyển dụng lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D. tự do lựa chọn việc làm.
Câu 15. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm.
Câu 16. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .
Câu 17. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các công dân.
C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.
Câu 18. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hóa, giáo dục.
D. tự do tín ngưỡng.
Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 20. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 21. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 22. Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.
B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền nhân thân của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
Câu 23. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 24. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học.
B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau.
C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác.
D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy.
Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook.
Câu 26. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ.
B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do.
C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.
D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu 27. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang điều trị ở bệnh viện.
B. Đang thi hành án phạt tù.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 28. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 29. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền nhân thân.
Câu 31. Điều kiện nào dưới đây là đúng về tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi không vi phạm pháp luật.
B. Mọi công dân đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Mọi công dân đủ 20 tuổi trở lên.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 32. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 33. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tác giả.
B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế.
D. Quyền được phát triển.
Câu 34. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 35. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục.
B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục.
D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 36. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 37. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện chăm sóc về thể chất.
B. điều kiện học tập không hạn chế.
C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.
D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Câu 38. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân
A. được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ.
B. đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
C. khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh.
D. đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh.
Câu 39. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của
A. công dân nam từ 17 tuổi trở lên.
B. công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
C. công dân từ 20 tuổi trở lên.
D. mọi công dân Việt Nam.
Câu 40. Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc này là
A. bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty.
B. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh.
C. thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
D. bảo vệ nguồn nước sạch của công ty.
Là một học sinh, em đã vận dụng pháp luật vào đời sống của mình như thế nào? Kể tên một số quyền bình đẳng trước pháp luật mà em được hưởng?