- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Như vậy, không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người; Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
# Ví dụ:
+ Hai bạn A và B chơi với nhau nhưng do có hiểu lầm nên đã cãi nhau dẫn đến xô xát. Do thiếu kiềm chế, A đã đẩy B làm B ngã và bị gẫy tay, buộc phải vào viện điều trị và để lại thương tật. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới thân thể, sức khỏe của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
+ A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Hành vi của A đã xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân.
1. Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Như vậy, không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người; Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
2. Ví dụ:
+ Hai bạn A và B chơi với nhau nhưng do có hiểu lầm nên đã cãi nhau dẫn đến xô xát. Do thiếu kiềm chế, A đã đẩy B làm B ngã và bị gẫy tay, buộc phải vào viện điều trị và để lại thương tật. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới thân thể, sức khỏe của B, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
+ A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp. Hành vi của A đã xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của công dân.