Hướng dẫn soạn bài Trong lòng mẹ - trích

Nguyễn Thị Diễm Hạnh

Thành công trong nghệ thuật kể chuyển của văn bản "Trong lòng mẹ" là gì?

Mai Hà Chi
21 tháng 8 2017 lúc 6:08

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề vb.

+ Kể lại được một cách rõ nét về nhân vật trong truyện ,khắc họa vào lòng người đọc nỗi thương cảm ..

Trang Nguyễn
20 tháng 8 2017 lúc 22:37

Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản "Trong lòng mẹ" là

-Kể lại một cách chân thực cảm động những cay đắng, tủi cực

-Miêu tả rõ ràng cảm xúc của nhân vật Hồng, người cô theo diễn biến của sự việc

-Kể chuyện sâu sắc, giàu tình cảm; mang đến cho người đọc một cảm giác xót thương, đồng cảm cho thân phận người mẹ quả phụ cũng như người con mồ côi cha

-Kể chuyện sâu chuỗi mọi sự việc theo dòng hồi tưởng

Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 6:04

Thành công trong nghệ thuật kể chuyển của văn bản "Trong lòng mẹ" là :

a) Thái độ cười hỏi của bà cô thể hiện trong truyện đã cố tình khoét sâu hố ngăn cách giữa mẹ và con, làm cho cậu bé Hồng rất xót xa cho hoàn cảnh của mẹ. Mặc dầu bé Hồng đã phát khóc, nước mắt ròng ròng nhưng bà cô vẫn tươi cười kể chuyện, cố ý làm cho bé đau khổ, giận dỗi mẹ. Có thể nói bà cô là người có ý đồ muốn bé Hồng xa lánh, khinh miệt mẹ mình. Bé Hồng đã nhận ra vẻ rất kịch của bà cô, đằng sau cái vẻ quan tâm là một ý đồ xấu. b) Bé Hồng không những không bị những lời thâm hiểm của bà cô làm nhu nhược mà càng biết hoàn cảnh của mẹ, Hồng càng thương mẹ hơn. Biểu hiện rõ nhất là chú bé cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Cậu bé vẫn tin tưởng, kính yêu mẹ. Đặc biệt là Hồng chỉ thoáng thấy bóng mẹ, đã nhận ra và líu ríu chạy theo. Khi ở trong lòng mẹ, Hồng đã thật sự sung sướng, thực sự được sống trong tình mẫu tử, đến mức ù cả tai, và bỗng nhiên quên hết những lời dèm pha độc địa của bà cô. c) Giọng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, bởi: Trước hết, tình huỗng đặt ra trong câu chuyện dễ làm cho người con oán trách mẹ mình, nhưng tình cảm của người con ở đây không hề một chút mảy may thay đổi; ngược lại, vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng và còn có mơ ước phá tan mọi cổ tục để cho mẹ không bị đau khổ. - Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua những chi tiết miêu tả cảm động nghẹn ngào. Sự căm giận, sự xót thương, sự đau khổ và niềm hạnh phúc dường như đều ở đỉnh điểm của tâm trạng.

- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức gợi cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.

TRINH MINH ANH
25 tháng 8 2017 lúc 17:20

-Thành công trong nghệ thuật kể chuyển của văn bản "Trong lòng mẹ" là:

+ Xây dựng tâm lí nhân vật .

+ Câu chuyện là dòng cảm xúc dạt dào và sâu lắng về một tuổi thơ bất hạnh của bé Hồng.

+ Kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự + miêu tả+ biểu cảm .

+ Đặt một tình huống éo le.

Đạt Trần
29 tháng 8 2017 lúc 8:41

+ Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
+ Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề vb.


Các câu hỏi tương tự
long bi
Xem chi tiết
Mary Trang
Xem chi tiết
Vu Hoa
Xem chi tiết
Mạnh Cường
Xem chi tiết
kim vê-đao
Xem chi tiết
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Hương Trà
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Trang Hà
Xem chi tiết