Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Kiều My

Tây Ninh có lợi thế gì về nông nghiệp? Đề xuất các giải pháp phát huy lợi thế đó?

Quỳnh Như
18 tháng 8 2017 lúc 8:08

Trích đoạn bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X.

Đối với Tây Ninh, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; thực hiện tốt các khâu đột phá chiến lược, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sớm đưa Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ ổn định biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, tôi xin gợi ý nhấn mạnh thêm một số vấn đề để Đại hội nghiên cứu, thảo luận như sau:

1. Tây Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, hầu như không bị bão, lũ lụt, giá rét, đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, có hồ Dầu Tiếng phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống; có trục đường Xuyên Á đi qua và 240km đường biên giới gắn với 2 cửa khẩu quốc tế, là cửa ngõ giao lưu thương mại, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế với Campuchia và khu vực ASEAN…

Tây Ninh là địa phương có truyền thống cách mạng, kiên cường, anh dũng trong kháng chiến, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, với nhiều di tích lịch sử mang tầm quốc gia, trong đó có Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là di tích cấp quốc gia đặc biệt, có núi Bà Đen lịch sử và trung tâm tôn giáo Cao Đài, là điểm đến của đồng bào theo đạo và du khách gần xa.

Đây là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển toàn diện cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Do vậy, Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo phát huy tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Đề nghị Đại hội đánh giá, phân tích rõ thời cơ, thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức, những vấn đề cản trở sự phát triển, để đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp, nhằm đưa kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

2. Đảng bộ tỉnh cần tăng cường lãnh đạo để thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực để đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh, tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để triển khai thực hiện; coi trọng việc liên kết vùng nhằm tạo động lực phát triển mới.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, nhất là công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ. Chú trọng phát triển kinh tế biên mậu, kinh tế tri thức, kinh tế xanh; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả, hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên của địa phương, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, nhất là phục vụ sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Làm tốt công tác khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề phát triển.

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch như: du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, kết nối du lịch giữa các tỉnh Đông Nam bộ với Campuchia và các nước ASEAN.

Chú trọng đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thuỷ lợi, tạo sự kết nối với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, chiến lược, làm động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Thúc đẩy hoàn thành các tuyến đường giao thông quan trọng trên địa bàn như: đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, mở rộng và nâng cấp quốc lộ 22…

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao và công nghệ sinh học vào sản xuất; phát triển các cây trồng, vật nuôi thuộc thế mạnh của tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý.

3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào cả 3 lĩnh vực: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ khoa học, công nghệ, đội ngũ trí thức và công nhân, lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động, thu hút lao động có kỹ thuật, tay nghề cao về địa phương làm việc, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo, không để tái nghèo. Làm tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

Huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, gia đình nghèo, khó khăn. Chú trọng hơn nữa trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.

4. Tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Xây dựng lực lượng quân đội, công an, biên phòng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh toàn diện; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu trong mọi tình huống; bảo đảm an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia; giữ vững và phát huy mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác với nước bạn Campuchia, nhất là các tỉnh giáp biên giới với Tây Ninh.

5.Chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp tục triển khai thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ hơn Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW Bộ Chính trị (khoá XI) về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động; giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong đảng bộ, làm hạt nhân đoàn kết trong hệ thống chính trị.

Tích cực đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không để “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng và hệ thống chính trị; tiếp tục đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng.
Chăm lo xây dựng, kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống quan liêu, tham những, lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm minh những vi phạm xảy ra.

6. Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối Đảng và Nhà nước. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.

Thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh”; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong nội bộ Đảng và trong nhân dân nhằm phát huy tốt sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra.

Cán bộ, đảng viên phải làm tốt công tác dân vận, thực hiện phong cách: “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân dân. Tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp để lắng nghe ý kiến của nhân dân và giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng cũng như đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

7.Với truyền thống cách mạng trung dũng, kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tin tưởng chắc chắn rằng Đảng bộ, dân và quân Tây Ninh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết một lòng, tận dụng tốt thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức với tinh thần năng động hơn nữa, sáng tạo và quyết liệt hơn nữa đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…


Các câu hỏi tương tự
thanh thanh
Xem chi tiết
Bet Kas
Xem chi tiết
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Huy
Xem chi tiết
Phan Việt Văn
Xem chi tiết
Luyện Ngọc Thanh Thảo
Xem chi tiết
Ggggg
Xem chi tiết
tun2004
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết