Tham khảo nhé bạn:
Chiều xuống dần, bóng em ngả dài trên con đê chắc nịch. Gió chợt thoảng qua. Trước mắt em những đợt sóng vàng tươi nhấp nhô lan mãi tận chân trời. Tiếng lúa xào xạc em nghe như tiếng thì thầm trò chuyện với em.... Bạn có biết không, chúng tôi lớn lên từ những hạt giống bé nhỏ. Mọi người rất yêu quý chúng tôi. Họ không bao giờ động đến chúng tôi cả những khi trong nhà thiếu gạo ăn. Một buổi sáng vừa thức dậy, tôi bỗng nghe tiếng rào rào, thì ra các hạt giốngchúng tôi đang thi nhau lao xuống một hồ nước mênh mông. Chu cha! Lâu lắm anh em chúng tôi mới được tắm mát thỏa thuê, thích ơi là thích! Chò' mãi không thấy người ta vót lên, bọn tôi đâm ra lo lắng. Ngộp quá, tôi “ách xì” nảy một cái mầm nhỏ xíu xinh xinh như một que tăm. Giờ phút huy hoàng bỗng đến với chúng tôi: tất cả được rải xuống đồng ruộng bờ ngang bò' dọc đều tăm tắp như ô bàn cờ. Sáng chiều, các anh chị “kĩ thuật viên” chăm sóc bọn tôi chu đáo như mẹ như cha. Họ đo độ ẩm, độ phèn bằng các chai lọ lỉnh kỉnh, thật buồn cười. Một cậu bé loắt choắt chạy đi chạy lại xua bọn chim quái ác chỉ rình mổ xuống chúng tôi. Cậu bé mải chơi nên thỉnh thoảng chim lại có dịp sà xuống bất và tha đi một người trong bọn chúng tôi.
Cũng may, ngày qua ngày chúng tôi không còn là mầm non nữa mà trở thành những chàng thiếu niên áo xanh tràn trề nhựa sông. Xung quanh chúng tôi, ai cũng nhướng cao lên để ngắm nhìn, tận hưởng cảnh đất trời bao la. Các bác nông dân càng thăm chúng tôi thường xuyên hơn. Nhìn màu xanh mơn mởn tỏa khắp cánh đồng, mỗi người đều nở một nụ cười sung sướng, sông trong tình thương nồng thắm ấy chúng tôi khá chững chạc. Một ngày kia đang vui đùa “rất nhộn” thì một đoàn người kéo đến, mang theo quang gánh. “Pliựt! Phựt! ” chúng tôi bị nhổ lên. Bản thân tôi cũng bị một bàn tay tóm lấy nhấc khỏi mặt đất. Tôi đau đớn thét lên... Tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm sóng đều với một số bạn và một vòng dây thít ngang mình đến nghẹt thở. Sò' lên đầu tôi giật thót cả người.
Trời ơi! Còn đâu mái tóc xanh mượt mà tôi thường lấy làm hãnh diện. Trước mặt tôi, bác nông dân cũng đang xén bót tóc của anh em tôi. Bác nói an ủi: “Các cháu đừng buồn, làm thế này là để đỡ mất nước”. Lão trâu khổng lồ đứng bên bác ngôn lấy ngôn để lọn tóc đã cắt rời của chúng tôi một cách ngon lành. Sau đó, người ta đưa chúng tôi đến một nơi xa, tách chúng tôi thành nhóm nhỏ, cắm xuống một -mảnh ruộng đầy nước. Có bạn tuyên bối “Chúng ta sẽ sông vĩnh viễn ỏ' nơi này”. Thật vậy, thức ăn sẩn sàng, tất cả chúng tôi chỉ việc “đánh chén” cho no rồi lại ngủ.
Thấm thoát chúng tôi lớn lên nhanh như thổi. Ai đi ngang qua cánh đồng cũng phải trầm trồ: “Lúa ở đây tốt quá nhỉ”. Một bữa kia, giặc Rầy Nâu ồ ạt tấn công chúng tôi, chúng tôi phải ra sức chống đỡ. Người ta đổ lên đầu lên cổ chúng tôi nào phân, nào thuốc trừ sâu để hỗ trợ chúng tôi. Khi thấy bọn Rầy Nâu ngao ngán rút lui, chúng tôi vô cùng hả hê, thích thú. Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc chúng tôi ngứa miệng khạc ra ngoài một sợi tơ trắng tinh, mịn màng. Các bạn tôi chung quanh cũng vậy. Chúng tôi lo chăm chút cho chùm bông ấy. Đêm đêm.tôi nhắc bông hé miệng ra đón sương. Tôi cũng không quên cấp cho nó dòng sữa trắng, thổi phình hạt lúa ra. Đến độ nào đó tôi ngừng cho sữa. Ánh nắng chói chang ấm áp của Mặt
Trời nghiêm khắc hong khô đặc quánh dòng sữa tôi đã cho. Nghiễm nhiên, tôi trở thành người mẹ của mấy mươi đứa con lít nhít. Hôm qua các bác nông dân đến thăm bọn tôi. Họ bàn tán sẽ chọn trong chúng tôi những ai khỏe mạnh nhất, có lực nảy tốt nhất thì họ giữ lại làm hạt ggiống. Số còn lại sẽ được nhập kho làm nguồn lương thực nuôi sông toàn dân. Chúng tôi chỉ mong nhân dân luôn luôn được ăn no để có sức khỏe giúp ích cho đời.
Giọng cây lúa nhỏ dần... Em thong thả bước dọc bờ đê, vừa đi vừa ngẫm nghĩ: Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng rất có ích. Em tự hứa với mình là phải cố gắng học hành rèn luyện thế nào để lớn lên làm được như cây lúa: “Thà sống ít mà có ích nhiều! ”. Em mỉm cười rảo bước trở về con đường quen thuộc,
Tôi mới được mang về đây. Ngày đầu tôi vô cùng lạ lẫm với cảnh vật xung quanh. Tôi được một bác bảo vệ rào cọc tre xung quanh, tưới nước và làm đất cho tôi. Nhìn những giọt mồ hôi trên khuôn mặt bác, tôi hứa sẽ cố gắng sống sao cho thật tốt để không phụ lòng bác.
Đó là ngày đầu tiên tôi đến. Nhưng chỉ được có hai ngày trước khi lũ trẻ phát hiện ra tôi là một cây bàng mới. Vì còn non nên tôi chưa cao lắm, chỉ đến ngang vai lũ trẻ. Thân tôi cũng chưa được cứng cáp và chắc chắn. Mỗi khi bị những chị gió trêu chọc, tôi cũng đung đưa và lắc lư theo những điệu nhạc của các chị. Cành lá của tôi chưa xoè rộng thành tán mà chỉ lơ thơ vài lá và những mầm non nhú lên. Chắc chắn khi lớn tôi sẽ chắc khỏe, tán lá xòa bóng mát cả một khoảng sân. Nhưng giấc mơ đó của tôi lập bị dập tắt khi nghe thấy tiếng reo hò của lũ trẻ. Bọn trẻ thì thích thú khi phát hiện ra tôi và chạy ngay đến gần tôi. Còn tôi thì sợ chết khiếp. Tôi lo không biết chúng sẽ làm gì tôi. Tôi đoán đâu có sai, chúng chạy đến và ra sức thi nhau lay tôi, thậm chí chúng còn thách đố nhau xem ai có thể nhỏ bật được cái thân còm nhom của tôi. Vô cùng đau đớn, thân tôi oằn xuống mà chẳng thể cầu cứu ai. Tôi thầm cầu nguyện có ai đó sẽ đến giúp tôi. Nhưng sự chờ đợi của tôi là vô vọng. Đu đẩy, lắc lư tôi mãi, bọn trẻ cũng chán. Còn tôi thì đau hết cả mình mẩy. Tôi cứ nghĩ bọn trẻ sẽ dừng lại. Nhưng chúng lại nghĩ ngay ra trò chơi mới mà chẳng bắt tôi phải chờ lâu. Chúng bẻ cành và vặt lá của tôi. Nhìn những chiếc lá xanh non bị vặt rơi xuống đất, tôi ứa nhựa ra. Tôi khóc nức nở. Mỗi chiếc lá xanh mượt là bao công sức của tôi nuôi dưỡng. Vậy mà lũ trẻ cứ lần lượt vặt hết chiếc lá này đến chiếc lá khác. Những chiếc lá xanh rời khỏi cành rơi xuống đất, lại bị lũ trẻ giẫm nát mà lòng tôi quặn đau. Tôi thấy lũ trẻ thật độc ác. Không dừng ở đấy, chúng còn bẻ cành của tôi. Tôi không biết mình có sống nổi qua trận này không. Tôi đang đẹp đẽ là thế bỗng giờ chỉ còn là một cái cây xơ xác, cành lá gãy hết. Chỉ thêm một trận đùa nghịch nữa thôi là tôi sẽ đổ gục xuống mất. May thay, vị cứu tinh của tôi đã đến. Bác quát lũ trẻ. Nhưng bác không đánh mắng chúng, bác chỉ giảng giải cho chúng biết việc chúng làm là sai.
Khi bị lũ trẻ bẻ cành, mỗi chiếc lá rơi xuống, mỗi chiếc cành bị bẻ thì lòng tôi lại đau xót vô cùng. Tôi đã nói với mình, tôi sẽ không bao giờ thèm tỏa bóng mát che cho lũ trẻ khỏi nắng. Tôi cũng không lọc sạch bầu không khí cho chúng nữa. Tôi ghét chúng. Tôi căm thù chúng.
Nhưng khi thấy lũ trẻ hối lỗi thì tôi cũng hết giận. Dù chúng đã làm tôi đau nhưng nếu chúng biết nhận lỗi, không làm việc sai nữa thì tôi (dù có đau một chút) cũng vui.
Tôi tin lũ trẻ này chỉ vì đùa nghịch, mải vui. Tôi tin chúng sẽ thay đổi. Và chúng đã không phụ lòng tin của tôi. Từ sau hôm đó, chúng chăm sóc tôi rất cẩn thận. Các vết thương của tôi lành dần. Tôi quên chuyện cũ, kết thân cùng bọn trẻ và vui vẻ thực hiện chức năng của mình - toả bóng mát và lọc sạch bầu không khí.