Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hoàng Anh

tầm quan trọng của nền giáo dục

Linh
30 tháng 8 2017 lúc 19:45

Giáo dục có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế tri thức. Giáo dục tri thức góp phần đáng kể vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, từ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các thành phần chính của một nền kinh tế tri thức đã phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng trí tuệ, tri thức so với các nguồn lực vật chất hay tài nguyên thiên nhiên khác. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới được thúc đẩy bởi sự tương tác từ các nhà sản xuất và người sử dụng trong việc trao đổi các kiến thức đã được hệ thống hóa, mô hình tương tác này đã thay thế các mô hình tuyến tính truyền thống của sự đổi mới.

chúc bạn học tốtok

Đạt Trần
30 tháng 8 2017 lúc 20:01

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa ”. Từ quan điểm định hướng chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng, Luật giáo dục nêu rõ mục tiêu:

“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”.


Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước”.

Dự thảo Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 nêu rõ: “ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” ; “ Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từng người”.

Đạt Trần
30 tháng 8 2017 lúc 20:04
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu” rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Ngọc Minh
30 tháng 8 2017 lúc 19:41

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.

Trần Đức Thịnh
8 tháng 5 2018 lúc 8:14

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? Chúng ta đều biết bởi vì: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ”

Một nền giáo dục kém sẽ không thể đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao. Và hẳn nhiên, nếu thiếu nhân lực tốt, thì Việt Nam sẽ tụt hậu, không thể phát triển được trong một thế giới đang biến đổi từng ngày, nhất là khi khoa học - công nghệ đang có những bước phát triển vượt bậc. Vì thế, không chỉ để có một nền giáo dục tốt, với chương trình, sách giáo khoa tối ưu, hay một kỳ thi đánh giá đúng chất lượng học sinh, nhằm khuyến khích cả thầy và trò tham gia dạy tốt, học tốt… trong bối cảnh hiện nay, giáo dục Việt Nam còn cần phải tính đến chuyện hòa nhập với các trường học chất lượng đẳng cấp quốc tế. Con số 1,75 tỷ USD chi cho du học tự túc trong năm 2014, tương đương 1% GDP, rõ ràng rất có ý nghĩa.

Xu hướng xã hội hóa giáo dục đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng đã đầu tư phát triển dự án trường học ở các cấp học khác nhau và nhận được sự quan tâm lớn của xã hội. Đây là xu hướng cần được tiếp tục được đẩy mạnh, để cùng với hệ thống giáo dục - đào tạo công lập, hệ thống này sẽ góp phần quan trọng vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo tại Việt Nam.

Ngày nay, cả nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế tri thức, vấn đề con người đã được đặt ra ở tầm cao mới, coi con người là vốn quý nhất, coi sự phát triển nguồn nhân lực con người là cuộc cách mạng trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ, cùng hợp tác, cùng cạnh tranh. Nguồn lực con người là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Vì vậy, chúng ta phải tập trung chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài phải thể hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài, trên nền sức mạnh dân trí với cốt lõi là nhân cách, nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhìn chung chúng ta có thể thấy rằng, trong nhiều thập kỷ qua, nhất là thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy nguồn lực con người luôn được quan tâm hàng đầu và đó là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân với đội ngũ trí thức là nòng cốt. Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, con người là mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế - xã hội tạo cơ sở để thực hiện quan điểm phát triển nội sinh, tức là phát triển kinh tế - xã hội do con người và vì con người, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội và quay lại phục vụ văn hóa phát triển, lấy văn hóa dân tộc làm bệ phóng cho công nghệ tiên tiến, lấy nguồn lực con người là điều kiện cơ bản đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Chính vì thế với chúng ta, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước./.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thu Hoài
Xem chi tiết
Hyo Min
Xem chi tiết
Olivia
Xem chi tiết
vvvvvvvv
Xem chi tiết
Lâm Thái Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
Xem chi tiết
Lâm Thái Bảo
Xem chi tiết
Quách Triệu Ngọc Hân
Xem chi tiết
Thùy Nguyễn
Xem chi tiết