Tại sao trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba"?
2GP hoặc nhiều hơn sẽ giành cho bạn nào có câu trả lời thực sự xuất sắc.
Hãy thử khả năng suy luận và tư duy trong việc truy tìm kiến thức internet của các bạn xem sao nhé!
Chúc các bạn may mắn!
Mấy bạn đều trả lời một cách khá máy móc, dù đã gần chạm đến vấn đề mà cô muốn nói nhưng chưa thực sự thuyết phục.
Có bạn nào nghĩ ra câu trả lời hay hơn không nhỉ?
Cô cho em cơ hội nhé! em vẫn muốn thử sức của mình (mặc dù là vận dụng internet):
- Trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:
+ Trái ngược với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mĩ, thì chủ trương của Liên Xô là duy trì hoà bình trên thế giới.
+ Cả hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đều muốn đảm bảo an ninh cho chính mình và cho các đồng minh khác.
+ Liên Xô và Mĩ đều có những vũ khí lợi hại phục vụ cho chiến tranh. Như vậy chỉ cần những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe diễn ra thì có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại.
+ Mĩ và Liên Xô đều muốn đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp. Chiến tranh lạnh diễn ra là cơ hội cho hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đọ sức với nhau thông qua cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược...
+ Việc sử dụng chính sách viện trợ trong cuộc chạy đua vũ trang giúp hai phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ mở rộng thêm mối quan hệ quốc tế.
+ Ngoài ra, do không có thế lực nào đứng trên tất cả các quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho mỗi quốc gia. Cho nên giữa hai phe, hai siêu cường quốc Xô - Mĩ phải tự xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ cho sự tồn tại của mình.
Cô sẽ đưa ra đáp án mang tính thiết thực nhất.
Ngoài những lí do mà các bạn nêu ra ở dưới thì sự tồn tại của "Vũ khí hạt nhân" là nguyên nhân vô cùng quan trọng. Cả Mĩ và Liên Xô đều khiếp đảm trước loại vũ khí này.
Nếu không có sự tồn tại (về mối đe dọa hủy diệt) của vũ khí hạt nhân, xung đột giữa hai siêu cường có thể leo thang và dẫn đến một cuộc chiến thật sự, tương tự như hai cuộc chiến đã diễn ra trong thế kỉ XX.
Bạn Duong Nguyen là người có câu trả lời gần nhất với đáp án mà cô đưa ra.
Các em dường như bị nhầm sang nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt Chiến tranh lạnh nhưng hai yếu tố này không quá liên quan đến nhau nhé.
Cảm ơn các em!
- Trong Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:
+ Những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe không diễn ra mà Chiến tranh lạnh diễn ra dưới hình thức chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường quốc Xô - Mĩ vì để đảm bảo an ninh cho chính mình và cho các đồng minh khác.
+ Cả hai siêu cường quốc Xô - Mĩ đều có những vũ khí lợi hại để phục vụ cho chiến tranh. Như vậy chỉ cần những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe diễn ra thì có thể dễ dàng tàn sát lẫn nhau và nhanh chóng kết thúc. Tuy vậy nhưng một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa hai phe có thể quét sạch toàn bộ nền văn minh nhân loại.
+ Mĩ và Liên Xô đều muốn trở thành quốc gia luôn đi đầu trong lĩnh vực KHKT nên cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật.
Chiến tranh Lạnh (1946–1991) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia vệ tinh của nó, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ. Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ tranghạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.
Dù là các đồng minh chống lại Phe Trục, Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp đã không đồng thuận trong và sau Thế chiến II, đặc biệt về việc thiết lập thế giới thời hậu chiến. Khi cuộc chiến kết thúc, họ chiếm hầu hết châu Âu, với việc Hoa Kỳ và Liên Xô là các lực lượng quân sự mạnh nhất.
Liên Xô lập ra Khối Đông Âu với các quốc gia Đông Âu mà họ giải phóng, sáp nhập một số trở thành Các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết và duy trì các quốc gia khác như nước vệ tinh của mình, một số nước trong số đó sau này được củng cố vào Khối hiệp ước Warsaw (1955–1991). Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu thành lập chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản như là chính sách phòng vệ của họ, và lập ra các liên minh (ví dụ NATO, 1949) cho mục đích đó.
Nhiều quốc gia trong số đó cũng tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu, đặc biệt là Tây Đức, vốn bị Liên Xô phản đối. Ở những nơi khác, tại Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên Xô ủng hộ các cuộc cách mạng cộng sản, bị nhiều nước phương tây và đồng minh trong vùng của họ phản đối; một số nước tìm cách hạ thấp, với những kết quả khác nhau. Một số nước liên kết với NATO và Khối hiệp ước Warsaw, tuy thế các khối của những quốc gia không liên kết cũng xuất hiện.
Cuộc chiến tranh Lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc Phong toả Berlin (1948–1949), Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), Khủng hoảng Berlin 1961, Chiến tranh Việt Nam (1954–1975), Khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983. Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân.
Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên Xô, vốn đang ở tình trạng trì trệ kinh tế. Sau đó, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đưa ra những cuộc cải cách tự do perestroika ("tái cơ cấu", "xây dựng lại", 1987) và glasnost ("mở cửa", khoảng năm 1985). Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khiến Hoa Kỳ còn lại là cường quốc quân sự có vị thế thống trị, và Nga sở hữu hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô.
* Nguyên nhân: do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ:
+ Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
+ Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á.
+ Sau CTTG II, là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
Chiến tranh lạnh lại không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe, hai siêu cường Xô - Mĩ và không bùng phát thành cuộc "Chiến tranh thế giới thứ ba" vì:
+ Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.Liên xô muốn duy trì hòa bình ,an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.Ngược lại Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN , đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới, nhằm bá chủ thế giới.
+ Mĩ hết sức lo ngại trước sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đã trở thành một hệ thống thế giới trải dài từ Châu Âu sang Châu Á.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ và các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Được hơn chưa ạ cô??? :((
Xét về mặt tính chất :Cuộc chiến này chỉ là: Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc.Liên xô muốn duy trì hòa bình ,an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.Ngược lại Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN , đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới, nhằm bá chủ thế giới.
+Mỹ muốn phô trương và trở thành 1 cường cuốc nên hết sức khoe vũ khí hạt nhân và để trở thành 1 cường cuốc nêm dốc sức xâm lược các nước khác nhưng dưới sự phản ứng của Liên Xô Mỹ thất bại
+Phía Mỹ cũng 1 phần sợ chiến tranh sẽ xảy ra bởi về vũ khí Liên xô cx rất mạnh ko thua gì Mỹ
Thật sự:Khi diễn ra cuộc tập trận Able Archer gần như thật của MỹPhản ứng của Liên Xô làm người Mỹ bất ngờ, nhất là khi họ không hiểu lý do dẫn tới phản ứng quá mức của Liên Xô với một cuộc diễn tập thông thường. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan liền ra lệnh rút các vũ khí hạng nặng cũng như tên lửa hạt nhân để tránh leo thang căng thẳng với Liên Xô.Chỉ khi cuộc diễn tập chấm dứt, Moscow mới ngừng việc chuẩn bị đáp trả của mình. Tổng thống Reagan cũng nhận được bài học từ khủng hoảng này, đó là cần có đường dây kết nối với lãnh đạo Liên Xô, nhằm tránh xảy ra những hiểu lầm nguy hiểm như vậy trong tương lai.
=>Ko diễn ra đc cuộc xung đột trực tiếp
Khác với tất cả các cuộc chiến tranh khác trong lịch sử loài người, cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang một số đặc điểm:
- Hai đối thủ chính của cuộc Chiến tranh lạnh là Mĩ và Liên Xô chưa bao giờ xung đột đối đầu trực tiếp với nhau mà chỉ đứng đằng sau làm hậu thuẫn và điều khiển các đồng minh của mình xung trận, như trong cuộc Chiến tranh cục bộ Triều Tiên (1950 – 1953), cuộc chiến tranh ở Apganixtan (1979 – 1989), Cuộc chiến trnah ở Ăngôla trước 1975,…
Sở dĩ có đặc điểm này vì bản thân Mĩ và Liên Xô đều e ngại và sợ hãi nếu trực tiếp xung trạn đối địch với nhau sẽ dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba tàn khốc mà thắng lợi của nó không ai dám đoán trước được.
- Theo định nghĩa của người Mĩ, Chiến tranh lạnh là “Chiến tranh không đổ máu, không nổ sung” nhưng chiến tranh lạnh không chỉ dừng ở như thế mà đã phát triển thành những cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự khu vực ở nhiều nơi trên thế giới và những cuộc xung đột khu vực đó cho đến nay vẫn còn tiếp diễn do di sản của Chiến tranh lạnh, như ở Trung Đông, Apganixtan…
- Bên cạnh những cuộc xung đột quân sự, những tình thế cả hai bên đều đặt trong trạng thái chiến tranh, nhưng giữa hai bên Mĩ và Liên Xô vẫn có những cuộc thương lượng lúc công khai, lúc bí mật để tìm cách hòa hoãn với nhau hoặc giải quyết những tranh chấp với nhau như cuộc thương lượng giải quyết mối quan hệ Đông Đức và Tây Đức năm 1972, những cuộc thương lượng về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược trong những năm 70 và 80 …Chính qua những cuộc thương lượng này, giữa Liên Xô và Mĩ đã đi từ đối đầu đến thỏa hiệp và chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh mà phần bất lợi lại thuộc về phía Liên Xô.
- Cuộc Chiến tranh lạnh đã chi phối toàn cục thế giới, không một nước nào có thể hoàn toàn đứng ngoài cuộc đấu tranh này và không ít nhiều bị phụ thuộc vào cuộc chiến tranh này.
- Cuộc Chiến tranh lạnh, trong những thời điểm lịch sử nhất định của nó, đã giúp đỡ và thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển, nhưng mặt khác nó lại ngăn cản sự đối thoại, hợp tác và tính độc lập tự chủ của mọi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa của thời đại khoa học – kĩ thuật phát triển. Từ sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình đang trở thành xu thế chủ yếu trong mối quan hệ quốc tế.
Cô cho nx nha
Mikhail Gorbachev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô lên cầm quyền vào năm 1985, được xem là một trong những nhân tố thúc đẩy sự chấm dứt Chiến tranh lạnh. Thập niên 1980, nền kinh tế Liên Xô rơi vào tình trạng trì trệ do dầu mỏ thế giới sụt giá, nguồn thu ngoại tệ của nước này cũng sút giảm và quan trọng hơn cả là những khoản chi phí khổng lồ cho phát triển vũ khí và quốc phòng. Gorbachev đã bắt đầu những cuộc cải cách của mình nhằm vực dậy kinh tế đất nước với nhiều kế hoạch táo bạo, một trong số đó là ngừng cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây để tập trung phát triển kinh tế nội địa, tiết kiệm ngân sách và tái định hướng đầu tư các nguồn tài nguyên.
Kế hoạch cải tổ của Gorbachev cũng cho phép tăng cường tiếp xúc, quan hệ giữa công dân Liên Xô và công dân các nước phương Tây. Đây là một trong những tiền đề cho Hiệp ước kiểm soát vũ khí START I được ký kết giữa Liên Xô và Mỹ vào năm 1985. Liên Xô sau khi kết thúc việc rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 đã đồng ý thống nhất nước Đức vào năm 1990, đồng thời tuyên bố không tiếp tục hỗ trợ và can thiệp vào các quốc gia đồng minh Đông Âu. Chiến tranh Lạnh hạ nhiệt nhanh chóng, và chính thức kết thúc khi Liên Xô tan rã năm 1991, do Gorbachev không thể kiểm soát được những cải tổ mà ông đã tiến hành.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Chiến tranh Lạnh kết thúc vào thời điểm này là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Liên Xô thật sự đã không thể tiếp tục canh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông – Tây kéo dài hơn 40 năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết cục này của Liên Xô:
Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã chiếm ưu thế hơn Liên Xô. Ví dụ, nếu như Mỹ mất 400.000 người trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Liên Xô thiệt hại đến 27 triệu nhân mạng. Nền kinh tế Mỹ hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này, trong khi kinh tế Liên Xô hầu như bị hủy hoại.
Thứ hai, Liên Xô không thể theo đuổi những chi phí khổng lồ trong cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Reagan ra lệnh tăng cường khả năng quân sự của nước này những năm 1980.
Thứ ba, đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao” của Tổng thống Reagan đã chuyển dịch cuộc chạy đua vũ trang sang một cuộc đua mới về công nghệ hiện đại – điều mà Liên Xô không có lợi thế. Cùng với những bất ổn kinh tế trong nước, Liên Xô đã bị lung lay, và cuối cùng là sụp đổ. Cuộc chơi kết thúc và Mỹ, sau một đêm, đã trở thành siêu cường duy nhất của thế giới. Di sản để lại của Chiến tranh Lạnh là hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên khắp thế giới. Chi phí quân sự Mỹ trong thời kỳ chạy đua vũ trang được ước tính đến 8.000 tỷ USD và tỉ lệ chi phí quốc phòng trên tổng GDP của Liên Xô còn cao hơn rất nhiều so với Mỹ.
Có nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về Chiến tranh Lạnh. Các nhà sử học “chính thống” cho rằng Liên Xô cần chịu trách nhiệm về cuộc chiến này cùng tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu. Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng hành động của Liên Xô là nỗ lực xây dựng hệ thống phòng vệ khu vực Đông Âu, trong khi Mỹ cố gắng kiến thiết một hệ thống quốc tế có lợi cho mình; và Chiến tranh Lạnh chỉ là cái cớ cho sự thống trị của Mỹ dựa trên “mối đe dọa” Xô Viết.
Khác với quan điểm cho rằng bản chất Chiến tranh Lạnh là đối kháng và căng thẳng, có tư tưởng cho rằng Chiến tranh Lạnh thật ra cũng đem lại một số lợi ích nhất định cho cả hai bên. Cuộc chiến “không tiếng súng” này cho phép cả Mỹ và Liên Xô giải quyết vấn đề nước Đức, bằng cách đóng băng các diễn biến chính trị/ xã hội ở châu Âu, cả ở phía Đông và phía Tây. Sự tồn tại của Chiến tranh Lạnh cũng hữu ích trong việc duy trì “trật tự hạt nhân” giữa các siêu cường và những vệ tinh của mình, cũng như giữa những quốc gia hạt nhân và các quốc gia phi hạt nhân.
Cuối cùng, xét ở một khía cạnh nào đó, Chiến tranh Lạnh cũng giúp củng cố một số lợi ích quốc gia. Ví dụ, với Mỹ, cuộc chạy đua vũ trang giúp gia tăng sức mạnh ngành công nghiệp quân sự, giúp Mỹ “hợp pháp hóa” tham vọng cần dự ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vai trò của tổng thống. Còn ở bên kia “Bức màn sắt”, Chiến tranh Lạnh giúp Liên Xô “hợp pháp hóa” quân sự trong xã hội dân sự và đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng trong một thời gian dài.
e trả lời có j sai mong cô và các bạn giúp đỡ
Thưa cô, theo em trong chiến tranh lạnh không diễn ra những cuộc xung đột trực tiếp và không bùng phát thành cuộc chiến tranh thế giới thứ ba vì: Mỹ và Liên Xô đều là hai cường quốc rất khôn ngoan, họ có từng đường đi nước bước được tính toán rõ ràng sao cho quốc gia của họ đạt nhiều lợi ích nhất có thể. Xâu chuỗi lại cả chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai, ta đều thấy được Mỹ và Liên Xô đều cùng một phe và đều giành thắng lợi. Nếu như hai quốc gia này khống đứng cùng một chiến tuyến ắt hẳn cuộc chiến tranh thế giới sẽ diễn ra vô cùng giai giẳng và thiệt hại rất nặng nề. Mặc dù có xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, mặc dù một trong hai nước sẽ có kẻ thắng người bại, nhưng thành quả đạt được so với cái giá phải trả để giành chiến thắng là vô cùng lớn. Vì vậy để đảm bảo lợi ích cho quốc gia ủa mình mà hai cường quốc này mới hình thành chiến tranh lạnh- cuộc chiến tranh không súng đạn nhưng cũng căng thẳng không hề kém.( em học khối A và không tham khảo internet ạ. tình cờ đi ngang qua nên em vô cmt thôi ạ ^-^)