Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi => Thực vật sinh trưởng và phát triển phù hợp để thích nghi.
Như chúng ta đã biết, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Cũng chính vì lý do này, các loại sinh vật cũng có sự thay đổi khi càng lên cao.
Một ví dụ khi lên Đà Lạt. Ở vùng chân núi (Vùng Ninh Thuận - Đèo Ngoạn Mục) do đặc điểm vùng này khô nóng nên thực vật chủ yếu là các cây bụi rậm, xương rồng,... Lên cao hơn một chút bắt đầu xuất hiện các rừng rậm rạp với dây leo chằng chịt một đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa như chúng ta. Vùng cao hơn lại xuất hiện các loại thông loại cây thích hợp cho những vùng có nhiệt đọ lạnh (thông 2 lá và thông 3 lá).
Nói tóm lại, sự thay đổi của hệ thực vật chính là sự thay đổi để thích nghi với điều kiện sống. Ở đây sự thích nghi này chính là sự thích nghi về nhiệt độ của môi trường. Phía chân núi thích hợp các loại cây nhiệt đới, vùng giữa là các cây ôn đới và trên ngọn núi lại phù hợp cho các cây hàn đới phát triển.
mình làm vậy nha