Ôn tập lịch sử lớp 9

Nguyễn Thành Chương

Tại sao tháng 10/1930 đảng lại đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương

Trịnh Long
5 tháng 5 2020 lúc 21:38

Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

+Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên=====>>>>>>Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền. Sau khi thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa.

Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng là đánh đổ các thế lực phong kiến, các hình thức bóc lột theo lối tiền tư bản, thực hiện triệt để cách mạng thổ địa, đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.

Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính, vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

Điều kiện cốt yếu dẫn đến thắng lợi là Đảng cộng sản lãnh đạo. Khi tình thế cách mạng xuất hiện, Đảng lãnh đạo quần chúng đánh đổ chính quyền địch, giành chính quyền cho công – nông. Đảng phải liên lạc với vô sản và các thuộc địa trên thế giới, nhất là vô sản Pháp.

+Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương
+Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương
+Đảng được thành lập công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 2 năm 1951
+Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, tên đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam cách đây 2 tuần.

Bình luận (0)
Thảo Phương
5 tháng 5 2020 lúc 21:38

Sau khi trở về nước và được tín nhiệm tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, Trần Phú đã khẩn trương chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhóm họp từ ngày 14-30/10/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc), Trần Phúđiều hành Hội nghị. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị (do Trần Phú chủ trì khởi thảo) và Điều lệ Đảng; đồng thời thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền. Sau khi thắng lợi sẽ bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt cách của cách mạng là đánh đổ các thế lực phong kiến,các hình thức bóc lột theo lối tiền tư sản,thực hiện triệt để các mạng thuộc địa,đánh đổ đế quốc Pháp ,làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

Bình luận (0)
Văn Tiến Dũng
8 tháng 2 2022 lúc 20:32

Mấy cha mấy bà copy quen, hỏi đéo biết trả lời, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương là sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng, Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô yêu cầu Nguyễn Ái Quốc phụ trách nhiệm vụ cách mạng của toàn Liên bang Đông Dương, nhưng Nguyễn Ái Quốc  chỉ đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam, nên Quốc tế Cộng sản cho rằng Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, triệu tập Nguyễn Ái Quốc về Liên Xô, cử Trần Phú lên làm Tổng Bí thư, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Mèo Méo
Xem chi tiết
Seventeen Right Here
Xem chi tiết
Giang Cong
Xem chi tiết
Minh huy
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thoa
Xem chi tiết
Trường Nguyễn
Xem chi tiết
Kiều Ngọc Tú Anh
Xem chi tiết
Duy Lai
Xem chi tiết