Bài 4 : Các quốc gia cổ đại Phương Tây - Hy Lạp và Rô-ma

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
thúy nga

tại sao ở các quốc gia cổ đại phương tây , Hi lạp , rô-ma có nền văn hóa phong phú đa dạng và toàn diện vì sao văn hóa phương tây rực rỡ hơn phương đông nguyên nhân

Thời Sênh
10 tháng 10 2018 lúc 9:00

So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã đạt
tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn:
- Về lịch:
+ Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông
quan niệm và cơ sở tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng
xung quanh Trái Đất, tính được một năm có 365 ngày.
+ Người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. Người Hi
Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, quan niệm Trái
Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày,
một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày.
- Về chữ viết:
+ Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ
biến bị hạn chế.
+ Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả
năng ghép “chữ” linh hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ
thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ
thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Sự ra đời của Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết
khoa học mới thật sự trở thành khoa học.
+ Toán học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực
sự trở thành khoa học mang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví
dụ: Talét, Pitago, Ơclít,…
+ Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình cầu,
nguyên lí vật nổi,…
+ Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi chép tản mạn, thuần túy kiểu biên niên.
Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày
có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh…
+ Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn…
- Về văn học:
+ Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở phương Tây đã xuất hiện
văn học viết. Tiêu biểu: trường ca I-đi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của
Êsin, Ơ-ri-pít.
- Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc với
nhiều tượng và đền đài như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công
trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như: đền Pactênông, đấu trường
Côlidê,…
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển hơn bởi:
- Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàng
nghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ
đại phương Đông.
- Do điều kiện tự nhiên: là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển
mở ra cho họ một chân trời mới.
- Sự phát triển cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội:
+ Được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ
biến, công thương nghiệp phát triển, là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hóa phát
triển).
+ Chế độ chiếm nô dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo
nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống xã hội, tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ
nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học, nghệ
thuật.
+ Sự tiến bộ của xã hội – chính trị: thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự
do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn hóa.

Huong San
10 tháng 10 2018 lúc 12:42

So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã đạt
tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn:
- Về lịch:
+ Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông
quan niệm và cơ sở tính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng
xung quanh Trái Đất, tính được một năm có 365 ngày.
+ Người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. Người Hi
Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, quan niệm Trái
Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày,
một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày.
- Về chữ viết:
+ Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ
biến bị hạn chế.
+ Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả
năng ghép “chữ” linh hoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ
thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ
thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Sự ra đời của Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết
khoa học mới thật sự trở thành khoa học.
+ Toán học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực
sự trở thành khoa học mang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,…
+ Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình cầu, nguyên lí vật nổi,…
+ Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi chép tản mạn, thuần túy kiểu biên niên.
Các sử gia Hi Lạp và Rô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh…
+ Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn…
- Về văn học:
+ Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở phương Tây đã xuất hiện văn học viết. Tiêu biểu: trường ca I-đi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít.
- Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc với nhiều tượng và đền đài như tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ như: đền Pactênông, đấu trường Côlidê,…
Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển hơn bởi:
- Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàngnghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ
đại phương Đông.
- Do điều kiện tự nhiên: là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển
mở ra cho họ một chân trời mới.
- Sự phát triển cao hơn về kinh tế, chính trị, xã hội:
+ Được hình thành trên cơ sở phát triển cao của trình độ sản xuất (đồ sắt phổ biến, công thương nghiệp phát triển, là cơ sở vật chất thúc đẩy văn hóa phát
triển).
+ Chế độ chiếm nô dựa trên sự bóc lột sức lao động nặng nề của nô lệ, tạo nguồn của cải vật chất lớn nuôi sống xã hội, tạo nên một tầng lớp quý tộc chủ
nô chỉ chuyên lao động trí óc, làm chính trị hoặc sáng tạo khoa học,nghệ thuật.
+ Sự tiến bộ của xã hội – chính trị: thể chế dân chủ, tạo nên bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn hiện thực cho nội dung văn hóa.


Các câu hỏi tương tự
Nguyên Nguyễn
Xem chi tiết
hang hangskss
Xem chi tiết
Bùi Đình Tân
Xem chi tiết
Trần Thanh Bình 10A2
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
HĐMạnh
Xem chi tiết
Vinh Phạm Lại Quang
Xem chi tiết
Phạm Thu Huyền
Xem chi tiết
Le van a
Xem chi tiết