Tham khảo :
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
– Sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
– Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.
– ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
– Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
– ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
– Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
– Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
Tham khảo:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
*Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước.
* Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX (Chiến tranh lạnh kết thúc)
- Tình hình chính trị khu vực cải thiện rõ rệt bằng vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991).
- Sự phát triển của tổ chức ASEAN thông qua việc mở rộng thành viên: 01/1984 Brunây, 07/1995 Việt Nam, 09/1997 Lào và Myanma, 04/1999 Campuchia.
+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
+ Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
- Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:
+ Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.