Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hacker Chuyên Nghiệp

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?

Ai giúp em với ạ, và chú ý là không được chép trên mạng ạ, thứ 2 em nộp bài rồi ạ.

Thảo Phương
9 tháng 5 2020 lúc 21:40

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp vì:

Hiệp ước Nhâm Tuất
5/6/1862 - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Mở ba cửa biển cho Pháp tự do buôn bán, bồi thường chiến phí cho Pháp. Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long khi nào nhà Nguyễn buộc nhân dân ngừng kháng chiến.
Hiệp ước Giáp Tuất
15/3/1874 - Triều đình chính thức thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ.
- Pháp được tự do đi lại buôn bán, kinh doanh công nghiệp ở một số tỉnh, kiểm soát, điều tra tình hình Việt Nam. Người pháp hay người ngoại quốc nào vào Việt Nam buôn bán phải được Pháp cấp giấy phép.
Hiệp ước Hác-măng
25/8/1883 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ, ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ.
- Triều đình chỉ cai quản vùng đất Trung Kỳ. Mọi việc giao thiệp với bên ngoài đều do người Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
Hiệp ước Pa-tơ-nốt
6/6/1884 - Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong việc giao thiệp với bên ngoài.
- Tại các tỉnh nằm trong giới hạn từ giáp Nam Kỳ đến giáp Ninh Bình, các quan lại tiếp tục cai trị như cũ, trừ các việc thương chính, công chính cùng các việc cần có chủ truơng nhất trí, cần có kỹ sư Pháp hay người châu Âu giúp.
Nhân xét :
- Quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta.
- Các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt chấm dứt sự tồn tại của nhà nước VN với tư cách một nước độc lập.
- Sự “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta

Trịnh Long
9 tháng 5 2020 lúc 20:24

Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm lợi thế.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...

Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).


Các câu hỏi tương tự
⨳Misa ( *︾▽︾)⨳
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
7/10.26 Phạm Thị Hoài Nh...
Xem chi tiết
Viper
Xem chi tiết
Mi Trà
Xem chi tiết
Phan Ngọc Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Mi Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bảo kii
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Ngọc Ánh
Xem chi tiết