Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Linh

tại sao nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?

giúp em ạk

Phan Thùy Linh
12 tháng 3 2017 lúc 19:16
Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta thể hiện:

Vị trí địa lí nước ta:

Điểm cực Bắc gần chí tuyến (230 23’ B). Điểm cực Nam na8m22 cách xích đạo không xa (80 34’ B). Nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của nữa cầu Bắc.

Do ví trí địa lí như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hằng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c (trừ vùng núi cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng-ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao-lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).

Ba Thị Bích Vân
20 tháng 4 2017 lúc 7:01

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Nguyễn Thị Xuân Diệu
8 tháng 1 2018 lúc 15:45

-T/c nhiệt đới gió mùa ẩm:

+) Đất đai phong hóa mạnh mẽ
+) Đồi núi dễ bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực
+)Địa hình các xtơ tạo ra nhiều hang động

+) Bề mặt có rừng cây rậm

Ngọc Hnue
2 tháng 7 2018 lúc 8:57

Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

* Ở vùng đồi núi, quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ:

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rưả trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá; khi mưa lớn xảy ra hiện tượng đất lở đá trượt

+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxto với các hang động, suối cạn, thung khô

+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng

* Ở vùng đồng bằng, quá trình bồi tụ diễn ra mạnh mẽ tạo các đồng bằng (ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long, ĐB ven biển miền Trung) và các bãi bồi ven sông, ven biển

+ Các đồng bằng vẫn đang tiếp tục mở rộng ra biển đặc biệt là 2 đồng bằng châu thổ (trung bình mỗi năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét)

Chúc em học tốt!


Các câu hỏi tương tự
Thiên Vương Tử Bạch【天...
Xem chi tiết
Nguyễn Linhtitanian
Xem chi tiết
Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
Bảo Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Minh Vũ
Xem chi tiết
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết