Bộ não và đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh ruột (ENS) - đây là một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu từ não và kết thúc trong ruột. Nó kiểm soát mọi vấn đề của tiêu hóa
Sự tức giận, lo lắng, buồn bã, hưng phấn và những cảm xúc khác đều có thể gây ra các triệu chứng trong đường tiêu hóa của chúng ta.
Bộ não có tác động trực tiếp lên dạ dày. Ngay cả nghĩ về thức ăn cũng có thể tiết dịch vị dạ dày trước khi bạn thực sự ăn loại thức ăn đó. Kết nối này được thực hiện theo 2 cách: Dạ dày có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến não, giống như bộ não có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến dạ dày.
Do đó, những cơn đau dạ dày của bạn có thể do nguyên nhân là lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm.
Bộ não và đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh ruột (ENS) - đây là một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu từ não và kết thúc trong ruột. Nó kiểm soát mọi vấn đề của tiêu hóa, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bộ não bị ảnh hưởng, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo.
Những dây thần kinh không chỉ gửi tin nhắn từ bộ não đến dạ dày, ruột, mà dạ dày, ruột cũng gửi tin nhắn đến bộ não. Có một "cuộc đối thoại" giữa đường tiêu hóa và bộ não trong suốt hành trình của thực phẩm khi đi qua đường tiêu hóa có chiều dài 9,14m.Cách truyền tín hiệu 2 chiều này giải thích tại sao bạn ngừng ăn khi bạn cảm thấy đã no. Đó là bởi vì các tế bào thần kinh trong dạ dày của bạn thông báo cho bộ não biết rằng dạ dày đã hết chỗ. Nó cũng giải thích tại sao khi lo lắng về kỳ thi trong buổi sáng đã "giết chết" sự thèm ăn của bạn.
Sự căng thẳng ức chế tiết dịch vị dạ dày, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, nhiều máu hơn chuyển từ dạ dày vào cơ của bạn.
Cảm xúc gây ra các phản ứng hóa học và thể chất trong cơ thể, có thể gây ra đau đớn và khó chịu. Ví dụ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chuyển động và sự co thắt trong đường tiêu hóa. Ruột là một ống có chứa các cơ tròn để di chuyển thực phẩm xuống hệ thống tiêu hóa. Thông thường, tất cả các cơ đều hoạt động phối hợp, giống như những người chèo thuyền khi đi thuyền vậy. Khi căng thẳng, các cơ không phối hợp và bắt đầu hỗn loạn, các cơn đau sẽ xảy ra.
Stress cũng làm cho mọi bộ phận trong cơ thể dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn. Viêm và nhiễm trùng ở ruột cũng gây đau bụng, đầy hơi, chảy máu, buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Nếu căng thẳng khiến bạn bị mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, các liệu pháp như liệu pháp nhận thức - hành vi, thư giãn, thôi miên có thể giúp ích. Những phương pháp điều trị này có thể giúp làm giảm lo lắng, khuyến khích các hành vi lành mạnh để giúp bạn giảm đau và khó chịu.