Móng tay và tóc đều do một loại protein trong cơ thể người cấu tạo thành, có khả năng sinh trường liên tục.
Trong đó , móng tay, móng chân là do loại protein có tên là keratin ( chất sừng) cấu tạo thành, loại protein này do các tế bào biểu bì ở quanh móng tay phất triển thành. Các tế bào liên tục phân chia để sinh sôi, vì vậy keratin cũng liên tục sinh trưởng, do đó tạo nên móng tay mới.
Đó là lí do ta cắt móng tay đi rồi mà chúng vẫn dài ra.
Theo ScienceABC, trong khi chúng ta có thể nhìn, hành động và suy nghĩ khác nhau, chúng ta có xu hướng phát triển theo các mô hình tương tự nhau. Điều này cũng đúng với các bộ phận khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như tóc và móng tay.
Tùy thuộc vào bạn là ai và muốn bàn tay của mình như thế nào, bạn có thể nhai móng tay xuống tận các lớp biểu bì, hoặc để cho chúng phát triển dài loằng ngoằng. Bất kể bạn thích móng tay của mình trông như thế nào, một câu hỏi rất phổ biến mỗi khi chúng ta nhìn xuống các ngón tay ... là chúng thực sự phát triển nhanh đến mức nào? Và điều gì tác động đến tốc độ tăng trưởng đó? Scienabc sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.
Câu trả lời: Phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng nhìn chung, móng tay dài ra khoảng 0,1 mm mỗi ngày!
Tốc độ sinh trưởng của móng tay cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác , sức khỏe , cũng có liên quan đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể người. Thông thường tốc độ mọc móng tay ở cơ thể người trẻ tuổi,khỏe mạnh sẽ nhanh hơn ở người già, người bệnh... ( Người trẻ mỗi tuần dài thêm 1,2 mm, còn người già thì mỗi tuần thêm 0,5 mm)
Tốc độ sinh trưởng của móng tay còn liên quan đến độ ma sát. Những người thường hay gặm móng tay và những người sử dụng đến móng tay nhiều, móng tay của họ thường liên tục bị kích thích, ma sát nên tốc độ sinh trưởng của móng tay cũng nhanh hơn người bình thường.