Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.
Dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ bởi vì mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc rất dễ nhận biết và dễ gây được chú ý.
Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện.
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm.
d) kí hiệu báo cấm.
Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu.
Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hoá chất độc hại?
Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể?
Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
A. báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.
B. tự xử lí và không thông báo với giáo viên.
C. nhờ bạn xử lí sự cố.
D. tiếp tục làm thí nghiệm.
Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho phù hợp:
Quy trình đo | Nội dung |
Bước ... ? | Chọn dụng cụ đo phù hợp |
Bước ... ? | Ước lượng đại lượng cần đo |
Bước ... ? | Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo |
Bước ... ? | Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết |
Bước ... ? | Thực hiện phép đo |
Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?