Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Hạ Tuyết Anh

Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? Làm thế nào để cốc ko vỡ khi rót nước sôi??

Kiên
13 tháng 5 2018 lúc 10:09

Khi đổ nước nóng vào cốc dày thì mặt trong của cốc sẽ nóng lên trước do giãn nở vì nhiệt trước từ nước sang mặt trong của cốc nên nở ra vì thủy tinh dẫn nhiệt kém nên lớp thủy tinh phía bên ngoài cốc chưa giãn nở nên cốc sẽ bị vỡ .

Muốn cốc khỏi bị vỡ thì ta phải tráng lớp vỏ bên trong bằng một ít nước ấm. Một lúc sau mới đỏ nước nóng vào.

Shadow Gil
3 tháng 5 2018 lúc 21:44

Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
3. Sự giãn nở vì nhiệt.
4. Hiệu ứng vết nứt.

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.

Nguyễn Thị Trà My
30 tháng 4 2019 lúc 19:18

Vì khi rót nước sôi vào cốc dày thì thành trong của cốc dãn nở bị thành ngoài ngăn cản sẽ gây ra 1 lức rất lớn làm vỡ cốc, còn khi rót nước sôi vào cốc mỏng thì thành trong và thành ngoài gần như dãn nở cùng 1 lúc nên cốc không bị vỡ.

để cốc không vỡ thì trước khi rót nước sôi vào, ta để 1 chiếc thìa hoặc muỗng kim loại vào cốc


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Bá Triều
Xem chi tiết
ara chan
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Khiêmm Chí
Xem chi tiết
Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Gia Hân
Xem chi tiết
Ha Dlvy
Xem chi tiết
Hoài Thu
Xem chi tiết
Chira Nguyên
Xem chi tiết