Bài 7. Bộ xương

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngo thi hoa

Tại sao khi ngã người già dễ gãy xương hơn  trẻ nhỏ? Ở trẻ nhỏ xương gãy sẽ nhanh lành trở lại hơn người già?

Hải Nam
3 tháng 8 2016 lúc 15:46

Do xương của người lớn tuổi đã đến độ bị lão hóa, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều nên xương giòn dễ bị gãy và khả năng liền lại rất khó và lâu . Còn trẻ nhỏ lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn nên khả anwng lanh lại sẽ nhanh hơn

Nguyễn Thị Anh
15 tháng 9 2016 lúc 15:23

bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.=> Ở trẻ nhỏ xương gãy sẽ nhanh lành trở lại hơn người già

Nobi Nobita
9 tháng 7 2016 lúc 14:39

+Khi ngã thì tre nhỏ ít gãy xương hơn vì xương của trẻ nhỏ có chất hữu cơ nên mềm dẻo khó gãy

Còn xương người già nhiều chất vô cơ nên giòn dễ gãy

+Ơ trẻ nhỏ thì xương phát triển nhanh nên nhanh lành hơn người già

Nguyen Thi Mai
11 tháng 7 2016 lúc 18:37
Người già dễ bị gãy xương là vì ở nguời già, tỉ lệ chất hữu cơ giảm xuống; tính dẻo dai và chắc chắn cũng giảm; đồng thời xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy khi có va chạm mạnh. chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình định dữơng xương. độ tuổi già tỉ lệ chất hữu cơ giảm nên khi xương bị gãy, rất chậm phục hồi
Võ Hà Kiều My
14 tháng 7 2016 lúc 8:46

Ta biết xương gồm 2 thành phần hóa học: chất hữu cơ ( cốt giao) và chất vô cơ ( canxi và muối khoáng). Chất hữu cơ giúp cho xương có tính dẻo dai, chất vô cơ giúp xương có tính rắn chắc. Ở người già, xương bị thoái hóa, thành phần hữu cơ trong xương cũng giảm đáng kể làm cho tính dẻo dai của xương giảm đi chỉ còn lại chất vô cơ nên xương giòn hơn và dễ gãy.

=> khi ngã người già dễ gãy xương hơn trẻ nhỏ.

Ta biết khi xương gãy, thì màng xương sẽ phân chia tế bào và làm cho xương lành lại. Trẻ em là tuổi đang phát triển, khi xương gãy thì màng xương có khả năng phân chia tế bào lớn nên xương sẽ nhanh lành hơn. Còn ở người già, xương đã thoái hóa, phát triển chậm hoặc không còn khả năng phát triển, vì vậy khả năng phân chia tế bào của màng xương cũng hạn chế.

=> Ở trẻ nhỏ xương gãy nhanh lành trở lại hơn người già.

 

Cao Hà
31 tháng 1 2017 lúc 15:15

Bài 7. Bộ xương

nguyen le hoang
17 tháng 9 2019 lúc 19:19

-Vì khi trẻ tỉ lệ cốt giao chiếm 2/3 trong khi đó tỉ lệ muối khoáng chỉ chiếm 1/3 nên xương rất mềm dẻo. Như ta đã biết ở người trẻ màng xương sinh ra hàng nghản tế bào trong một giây nên khi xương bị gãy thì quá trình này sẽ giúp xương liền lại một cách nhanh chóng

-Về già tỉ lệ cốt giao giảm chỉ còn 1/3 trong khi đó muối khoáng chiếm 2/3 khiến cho xương người già giòn dễ gãy. Lúc này tế bào màng xương đã bị lão hóa quá trình tạo ra tế bào xảy ra rất chậm nên khi xương người già bị gãy thì khó liền lại


Các câu hỏi tương tự
Triết Nguyễn
Xem chi tiết
lăng huyền trang
Xem chi tiết
Thảo Như
Xem chi tiết
quang quang pro
Xem chi tiết
nguyễn chí hữu
Xem chi tiết
Ahihi
Xem chi tiết
Hue Nguyen
Xem chi tiết
Ukraina
Xem chi tiết
Phan Thị Huyền trang
Xem chi tiết