Tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột ? Cho 4 ví dụ
Trong các câu sau, câu nào sai *
Lực có tác dụng làm đổi hướng của vận tốc
Lực có tác dụng làm thay đổi tốc độ
Lực là nguyên nhân làm vật chuyển động
Lực là một đại lượng véc tơ
1 .Một oto khởi hành từ HCM đi VT cách nhau 120km trong thời gian 3h tính tốc độ trung bình của oto , một oto khác đi với tốc độ 1,5m/s hỏi tốc độ oto nào nhanh hơn?
2. Usain Bolt là vận động viên điền kinh lập kỉ lục thế giới đầu tiên với nội dung 100m trong tgian 9,72s sau đó liên tục lập những thành tích nổi bật. Hỏi khi chạy về đích vận động viên có thể dừng lại ngay không vì sao ?
3 .Em hãy cho 1 ví dụ về tác dụng của lực ma sát vừa có lợi vừa có hại ?
4 . Em hãy cho 1 ví dụ và giải thích về sự tồn tại của áp suất khí quyển ?.
5. Nêu thí nghiệm chứng tỏ chất lỏng gây áp suất trong lòng nó ?.
6 . Khi oto tăng vận tốc đột ngột người trên xe ngã phía nào ? Giải thích.
Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1 và F2. Tại một thời điểm nào đó, lực F1 mất đi, vật sẽ: *
1 điểm
không thay đổi tốc độ chuyển động
đứng yên
thay đổi tốc độ chuyển động
tiếp tục chuyển động thẳng đều
Một miếng sắt có thể tích 2dm^3 đc nhúng chìm vào nc
a) Tính lực đẩy acsimet của nc tác dụng lên miếng sắt ?Miếng sắt đc nhúng chìm ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet lên vật có thay đổi hay ko?Tại sao?
b)Miếng sắt đc nhúng chìm trong dầu ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Acsimet lên vật có thay đổi không?Tại sao?
c)Tính trọng lượng của miếng sắt ?Miếng sắt sẽ chìm hay nổi trong nc?Tại sao?
Cho: d nước =10000N/m^3.d sắt=78000N/m^3
Chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Trường hợp nào không chịu tác dụng của 2 lực cân bằng:
A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.
C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.
Câu 2: Phát biểu nào sai khi nhận biết lực ?
A. Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
B. Khi hình dạng của vật thay đổi ta có thể kết luận có lực tác dụng vào vật.
C. Khi vật bị biến dạng và thay đổi vận tốc ta có thể kết luận có lực tác dụng vào
vật.
D. Khi vận tốc của vật không thay đổi ta có thể kết luận không có lực tác dụng vào
vật.
Câu 3: Một quả dọi được treo trên sợi dây đứng yên. Hỏi lúc đó quả dọi có chịu tác
dụng của lực nào không? Tại sao quả dọi đứng yên?
A. Quả dọi không chịu tác dụng của lực nào nên quả dọi đứng yên.
B. Quả dọi chịu tác dụng của trọng lực nên quả dọi đứng yên.
C. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây nên quả dọi đứng yên.
D. Quả dọi chịu tác dụng của lực giữ của sợi dây và trọng lực đây là hai lực cân
bằng nên quả dọi đứng yên.
Câu 4:
Tại sao khi có một lực đẩy theo phương ngang tác dụng vào một chiếc bàn, chiếc
bàn vẫn đứng yên ?
A. Do lực hút dính của trái đất tác dụng vào bàn quá lớn so với lực đẩy.
B. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng chỗ.
C. Do lực đẩy cân bằng với lực ma sát của mặt sàn.
D. Do lực đẩy tác dụng vào bàn chưa đúng hướng.
Câu 5:
Quán tính là:
A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.
B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.
C. tính chất giữ nguyên vận tốc của vật.
D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.
Câu 6:
Chọn câu sai.
A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó.
B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ.
D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
Câu 7:
Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại. Hành khách trong xe bị:
Nghiêng người sang phía trái; B. Nghiêng người sang phía phải;
C. Xô người về phía trước; D. Ngả người về phía sau.
Câu 8:
Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng
người sang bên phải vì ôtô đột ngột:
A. Rẽ sang trái; B. Tăng vận tốc; C. Rẽ sang phải; D. Giảm vận tốc.
Câu 9:
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét
nào sau đây là đúng?
A. Xe đột ngột tăng vận tốc.
B. Xe đột ngột giảm vận tốc.
C. Xe đột ngột rẽ sang phải.
D. Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 10:
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.
B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống.
D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 11:
Hiện tượng nào sau đây có được không phải do quán tính?
A. Gõ cán búa xuống nền để tra búa vào cán.
B. Giũ quần áo cho sạch bụi.
C. Vẩy mực ra khỏi bút.
D. Lá rơi từ trên cao xuống.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?
A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi.
B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực.
C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc.
D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
Câu 13:
Mọi vật khi chịu lực tác dụng đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được. Tại
sao?
A. Do lực tác dụng chưa đủ mạnh.
B. Do mọi vật đều có quán tính.
C. Do có lực khác cản lại.
D. Do giác quan của mọi người bị sai lầm.
Câu 14:
Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
A. Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.
B. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
C. Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
D. Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Câu 15: Trong các trường hợp sau trừơng hợp nào không xuất hiện lực ma sát
nghỉ?
A. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn dốc.
B. Bao xi măng đang đứng trên dây chuyền chuyển động .
C. Kéo vật bằng một lực nhưng vật vẫn không chuyển động.
D. Hòn đá đặt trên mặt đất phẳng.
Câu 16: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích?
A. Ma sát làm mòn lốp xe.
B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy.
C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe.
D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây có ma sát trượt.
A. Bánh xe đạp bị phanh dừng lại.
B. Bánh xe đạp lăn từ từ rồi dừng lại.
C. bánh xe bắt đầu lăn bánh khi bị đạp đi.
D. Bánh xe quay khi xe đạp bị dựng ngược để thợ cân lại vành bánh xe.
Câu 18: Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát ?
A. Tăng diện tích mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.
C. Tra dầu mỡ bôi trơn.
D. Tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
Câu 19:
Trường hợp nào dưới đây, lực ma sát có hại?
A. Dùng tay không rất khó mở nắp lọ bị kẹt.
B. Ma sát làm nóng và làm mòn những bộ phận chuyển động của máy móc.
C. Trời mưa, trên đường nhựa đi xe đạp dễ bị ngã.
D. Tất cả các trường hợp trên lực ma sát đều có hại.
Câu 20: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm giảm ma sát?
A. Trước khi cử tạ, vận động viên xoa tay và dụng cụ vào phấn thơm.
B. Dùng sức nắm chặt bình dầu, bình dầu mới không tuột.
C. Khi trượt tuyết, tăng thêm diện tích của ván trượt.
D. Chó kéo xe rất tốn sức cần phải bỏ bớt 1 ít hàng hoá trên xe trượt.
Câu 16. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Chỉ có thể tăng dần
C. Chỉ có thể giảm dần
D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần