Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi.
Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Gãy xương liên quan đến lứa tuổi:
- Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào.
- Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy).
- Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương.
Khi bị gãy xương chúng ta không nên nắn lại bị các thanh xương có cấu tạo nhọn khi nối lại sẽ đâm vào các tế bào, hạn chế sự khôi phục và phát triển của xương.