Quê hương –hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.
Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.
Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn.
Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..
Ngót mười năm xa quê, tháng tám vừa qua tôi trở về thăm quê hương. Cái mốc thời gian 10 năm tuy không quá dài nhưng nó cũng đủ khiến lòng tôi nhớ thương ngày đêm da diết mỏi mòn…
Ngồi trên máy bay vượt qua cả ngàn km, sau 1h’45 phút tôi đã về tới sân bay Nội Bài Hà Nội…Xuống máy bay tôi và em trai vội đón taxi về Thanh Hóa…
Khi xe taxi chạy tiến dần vào đất quê hương, tôi đã nhờ bác tài xế chạy chậm dần và bắt đầu ngắm nhìn dòng sông, dãy núi và cánh đồng. Đã lâu lắm rồi tôi thèm được nhìn cây lúa và leo núi. Cái cảm giác bồi hồi, rưng rưng vui mừng tràn ngập trong lòng.
Xe tiến vào con đường làng, lòng tôi nôn nao hơn. Hai bên đường những đứa trẻ chăn trâu đôi mắt tròn xe nhìn thấy tôi ngồi trên xe chúng nhìn xa lạ ngỡ ngàng..Chúng không hề biết tôi là ai, tò mò chúng chạy theo xe cười vui rộn rã…Những cụ già, bà con thôn xóm nhìn thấy tôi, hầu như họ nhận ra tôi nhưng cũng có vẻ không chắc chắn cho tới khi xe taxi dừng ngay trước cổng nhà tôi. Khi bác tài xế vừa mở cánh cửa bước xuống tôi đã nghe bà con làng xóm xôn xao.. “Bà con ơi! Thằng Lâm con bố Sơn về rồi..”
Thế rồi cả tối hôm đó cả làng lần lượt tới thăm hỏi tôi, những câu chuyện kể hoài không hết chẳng ai muốn về. Lòng tôi ấm áp vui sướng hạnh phúc vô cùng thức trắng đêm không ngủ.Thế là làng trên xóm dưới, già trẻ, gái trai kéo nhau lại vây quanh chiếc xe. Em trai tôi phải loay hoay chào bà con một hồi mới bế tôi xuống xe lăn ngồi. Nhìn thấy tôi ngồi xe lăn các bà cụ, cô dì rưng rưng khóc ôm lấy tôi. Lúc ấy tôi chỉ biết nén lòng, cảm động trước tình cảm của bà con, anh em, bạn bè dành cho mình…
Mười năm rồi tôi xa gia đình, ngày tôi về mẹ mừng rỡ nghẹn ngào. Tôi biết mẹ vẫn buồn nhưng mẹ vẫn nở môi cười giấu nỗi đau trong lòng để tôi vui. Mẹ biết tôi đã lâu rồi không được ăn những món mà tôi thích ăn (xôi đồ đậu xanh, cháo hành, bánh trôi nước, gà xào sả ớt, cháo lươn, canh rau má…). Mẹ bảo mỗi ngày mẹ sẽ nấu từng món khoái khấu của tôi cho tôi ăn. Nhìn mẹ đôi mắt thâm quầng, tóc pha sương, bàn tay chai sơn mà lòng tôi nhói đau như dao cắt.
Và cha nữa nhìn thấy cha thân gầy, mắt hốc, trán nhăn nhúm, vất vả ngược xuôi suốt cả đời vì con cái mà chưa được ngày nghỉ ngơi. Tôi thương cha vô vàn, thấy mình thật có lỗi với cha mẹ.
Món quà tôi mang từ Sài Gòn về quê tặng gia đình, anh em cùng bạn bè là một tập thơ và một CD thơ ngâm của tôi. Mọi người cầm sách đọc miệt mài, mở đĩa nghe chăm chú, có người bật khóc, có người rưng rưng khoé mắt vì cảm động.
Ngày tôi đi chị gái tôi lấy chồng mới có một cu tí 2 tuổi giờ về chị đã ba cháu thật dễ thương. Ban đầu khi gặp tôi chúng lạ lẫm không dám lại gần, thằng em út tôi cũng vậy khi tôi đi nó mới 8 tuổi bây giờ nó đã thành một chàng trai 18 cao to. Nhìn thấy tôi nó cũng có vẻ ngượng ngùng là lạ.. Nhưng rồi những bữa cơm gia đình thân mật, những cuộc tâm sự đã khiến cả nhà thân thuộc gần gũi nhau hơn.Sau 10 năm trở lại quê nhà, biết bao sự đổi thay… làng tôi đã có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, đường xá cũng đã bê tông hóa… Tôi cảm thấy lòng vui và được an ủi…Bạn bè tôi bây giờ đã có gia thất, đứa đi làm ăn xa, đứa đi bộ đội, đứa đi lập nghiệp nơi xứ lạ. Thầy cô thì người chuyển công tác, người nghỉ hưu…Tôi chỉ gặp được ít người còn ở lại quê..Chợt nghe lòng man mác lâng lâng…
Thật sự tôi không thể cầm được cảm xúc khi thấy mỗi ngày bà con hàng xóm, anh em, bạn bè đến thăm. Họ nói đây là cây nhà lá vườn, rồi người thì bắt lên con gà, người thì mang tặng đôi bồ câu, người mang cho tôi cặp bưởi, nãi chuối, người mang cho tôi mấy quả na vừa chín cây…Ôi tình cảm họ dành cho tôi, một đứa con xa quê lâu ngày thật mặn mà tha thiết, ấm cúng…
Mỗi ngày khi hoàng hôn buông xuống tôi lại cùng em trai ra ngắm đồng lúa xanh, cánh cò, ngắm ngọn đồi chàm sau nhà xanh ngát, rồi đi vào thăm từng nhà anh em, bà con lối xóm..Nhà ai cũng đón tiếp tôi niềm nở, chuyện trò ân cần. Tôi vui lắm..
Mười lăm ngày trôi qua thật nhanh, tôi muốn níu thời gian lại mà không thể. Những ngày tôi về với quê hương, gia đình thật ý nghĩa, và thoả lòng mong đợi bao năm ròng rã…Cuộc hội ngộ nào rồi cũng chia ly, rồi cũng đến ngày tôi phải trở vào lại Sài Gòn. Lòng tôi nghẹn ngào quyến luyến, trước giờ lên xe cả làng tập trung ở nhà tôi tạm biệt, họ ôm tôi dặn dò giữ sức khoẻ và hẹn ngày trở lại. Thật lòng tôi không muốn xa quê hương, gia đình, làng xóm thêm nữa nhưng vì cuộc sống tôi đành nén lòng ngậm ngùi ra đi..
Tôi lên xe mọi người vẫy tay chào, trong đám đông tôi nhận ra mắt mẹ, chị tôi đang rơi lệ…Tôi tự nhủ lòng mình nhất định sẽ sống tốt và sẽ trở về quê hương nhiều lần nữa. Tạm biệt xứ Thanh yêu thương…Hẹn ngày mai ta trở lại bên Người…
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.