Văn bản ngữ văn 9

Thùy Duyên

Suy nghĩ về vấn đề " Học " của học sinh hiện nay

Thảo Phương
2 tháng 10 2019 lúc 18:05
Mở bài :

Từ xưa đến nay, việc học luôn được quan tâm, chú trọng. Biết áp dụng việc học một cách khoa học, thích hợp sẽ đạt được những thành quả cao trong cuộc sống, gặt hái được nhiều tri thức. Quả thực việc học đã trở thành một công việc không thể thiếu trong mỗi cuộc đời con người. Vậy việc học của học sinh ngày nay ra sao, chúng ta hãy cùng nhau bình luận vấn đề này.

Thân bài :

Việc học của học sinh đã ngày càng trở nên phổ biến. Số người đi học chiếm một phần không nhỏ trong tổng số dân. Theo thống kê, tỷ lệ mù chữ của nước ta hiện nay đã giảm đến mức tối thiểu. Con em của các bậc phụ huynh trên mọi miền Tổ quốc đều được cắp sách đến trường. Từ những bản làng xa xôi hẻo lánh đến những khu dân cư đông đúc chốn thành thị, nơi đâu cũng tràn ngập bóng dáng của các em học sinh cắp sách đến trường.

Sự phát triển của nền kinh tế đất nước đã tiếp thêm sức mạnh cho lớp trẻ tương lai Việt Nam ngày càng vươn tới tầm cao tri thức. Xu hướng ấy đã tạo nên rất nhiều những điều kiện cho các em học sinh có thể rèn luyện tại nơi trường lớp. Mai sau các em sẽ trở thành những công dân tài giỏi, góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp.

Trong quá trình tu luyện ấy, rất nhiều gương mặt sáng giá, những tấm gương tinh thần vượt khó đã vươn lên, trở thành những hình ảnh đẹp đẽ cho chúng ta noi theo. Các bạn ấy đều là những con ngoan, trò giỏi, biết kết hợp việc học, vui chơi một cách hợp lý, bổ ích. Các bạn hội tụ những đức tính: siêng năng, tự giác, ham học hỏi! Tôi nhận thấy, các bạn luôn biết cách sắp xếp lịch học một cách sáng tạo, phù hợp với quỹ thời gian. Biết kết hợp thời gian học xen kẽ với những giây phút nghỉ giải lao, (đem lại một tâm trạng thoải mái, không bị dồn nén và chịu nhiều áp lực từ việc học. Với những bạn gia đình có hoàn cánh khó khăn, các bạn không chỉ biết khắc phục khó khăn gia đình mà còn cố gắng vượt khó trong học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người học sinh.

Những học sinh thuộc diện khó khăn có được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo nên niềm vui, giúp các bạn cố gắng trong học tập. Ngoài ra, các bạn còn luôn tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp, đó cũng chính là một sân chơi bổ ích, phong phú thêm cuộc đời học sinh của các bạn. Tự biết khơi dậy niềm đam mê trong học tập, rất nhiều bạn học sinh ngày nay đã đạt được thành tích cao trong học tập, làm vừa lòng cha mẹ, thầy cô và xứng đáng là lớp trẻ kế tục sự nghiệp xây dựng, giữ gìn đất nước.

Bên cạnh những tấm gương về tinh thần học tập tốt, một số bộ phận học sinh ngày nay còn mắc phải những khuyết điểm cần khắc phục. Ai cũng biết việc học nhiều, ham học hỏi là tốt. Nhưng một khi quá lạm dụng việc học, tâm trạng của người học sinh dễ bị ức chế, một số trường hợp còn bị bạn bè xa lánh. Ngược lại, việc ham chơi dẫn đến bỏ bê học tập cũng là một việc xấu, đáng bị chê trách. Vì vậy, muốn đạt được thành tích cao trong học tập phải biết kết hợp học mà chơi, chơi mà học.

Những năm gần đây, bộ sách giáo khoa cho học sinh đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cải cách, ở một số bộ môn vô hình chung trở nên quá tải đối với học sinh. Số lượng sách vở ngày càng nhiều đồng nghĩa với lượng kiến thức sẽ ngày càng nâng cao, khó khăn hơn đối với nhận thức của các em. Do đó, tình trạng chay lỳ, lười biếng trong học tập diễn ra ngày càng nhiều trong học sinh. Lượng kiến thức trên lớp quá nhiều dẫn đôn khó tiếp thu hết. Các em đua nhau tìm đến các lớp học thêm. Thời gian học ở trường và ở lớp học thêm quá nhiều sẽ khiến tình trạng sức khỏe các em ngày càng sa sút, không bảo đảm cho việc học.

Bên cạnh đó tác động từ gia đình, xã hội cũng có ảnh hướng rất lớn đến học sinh. Khi không có sự quan tâm, giáo dục của nhà trường các em dễ bị sa đà, hư hỏng. Một số em trong tình trạng lười biếng, trốn học, ở mức độ nhẹ nếu được sự quan tâm, quản lý kịp thời sẽ dễ dàng trở về với nếp sống tốt của người học sinh. Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời, các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi vô số mối hiểm nguy ngoài xã hội, gây nên những hậu quả khôn lường như nghiện hút, chơi bời, trộm cắp! Nhưng ngược lại, ở một số gia đình chăm sóc con em mình một cách thái quá, sẽ dễ khiến cho học sinh bị suy sụp tinh thần, không hòa đồng cùng các bạn.

Điều đó sẽ gây cản trở rất lớn đến việc học tập của các em. Vì vậy, để các em học sinh ngày nay có một cuộc sống tốt đẹp, gia đình và nhà trường phải biết kết hợp chăm lo, quản lý, giáo dục con em một cách chu đáo, toàn diện. Ta đã có thể phần nào hiểu được tình trạng học tập của học sinh ngày nay. Bên cạnh những ưu nhược điểm kể trên, chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào lớp trẻ tương lai sẽ làm rạng danh truyền thống cha ông ta, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới theo lời dặn của Bác Hồ.

Kết bài:

Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức người đó có sức mạnh. Ngày nay, đời sống tri thức đang phát triển như vũ bão, nếu không phấn đấu học tập chúng ta sẽ bị thế giới bỏ lại phía sau, bị phủ nhận và không thể thành công được. Bởi thế, mỗi học sinh cần thực hiện tốt công việc học tập của mình, trước là lo cho tương lai, sau là góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
2 tháng 10 2019 lúc 18:33

Tham khảo:

I. Mở bài:

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi con người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
II. Thân bài:

1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

2. Bàn luận về tinh thần tự học.

a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp:

– Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

– Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân .

– Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập, gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

– Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền … Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những thành phần không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

3. Bài học nhận thức và hành động:

Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

III. Kết bài: Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một phương châm: “Học , học nữa,

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Hải Yến
Xem chi tiết
le thi yen chi
Xem chi tiết
Lin-h Tây
Xem chi tiết
Nguyễn  Anh Thư
Xem chi tiết
Quang Ngo
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phạm Thị Linh Đan
Xem chi tiết
tran gia vien
Xem chi tiết
U Suck
Xem chi tiết