Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tay súng suất sắc

Suy nghĩ về sự quan trọng của âm nhạc và cuộc sống

Trần Đình Trung
28 tháng 2 2017 lúc 20:25

Bài làm

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ảnh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Cũng như các bộ môn nghệ thuật khác, với sức mạnh diễn cảm lớn lao, âm nhạc thể hiện với tất cả những gì gắn liền với cuộc sống của con người: niềm vui và nỗi đau khổ, đấu tranh sinh tồn, niềm suy tư thầm kín, chí hướng và ước mơ hạnh phúc.

Âm nhạc phản ảnh các khía cạnh khác nhau của thực tại trước hết thông qua việc khai thác thế giới nội tâm, suy tư và tình cảm của con người. Nét đặc trưng điển hình, một trong những ưu thế nổi bật hơn cả của nghệ thuật âm nhạc là khi phản ảnh quá trình phát triển và chuyển biến không ngừng từ trạng thái này sang trạng thái khác của tình cảm, nó có khả nãng truyền đạt những sắc thái tinh tế nhất, gây ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người nghe.

Lẽ dĩ nhiên, không nên từ đó mà suy ra là nội dung của âm nhạc hoàn toàn bó hẹp trong thế giới tâm tình của con người. Nội dung của nhiều tác phẩm âm nhạc vĩ đại là suy nghĩ về cuộc sống, là hoạt động căng thẳng của tư duy, là chí hướng và những niềm khát vọng mãnh liệt, là sự miêu tả các nhân cách khác nhau trong mối quan hệ qua lại, trong các tình huống xung đột và trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Thậm chí âm nhạc giao hưởng, hợp xướng và ô-pê-ra còn xây dựng cả những hình lượng vĩ đại của các tập thể quần chúng, cuộc đấu tranh giải phóng của con người, những biến cố lịch sử lớn lao, những xung đột xã hội sâu sắc. Các thể loại âm nhạc là luôn phục vụ cho đời sống của con người, qua các loại hình tác phẩm khác nhau của nghệ thuật âm nhạc, chẳng hạn như bài ca lao động, bài hát ru, vũ khúc, hành khúc. Các tác phấm âm nhạc thuộc cùng một thể loại tuy nội dung hết sức đa dạng, song vẫn có không ít những nét giống nhau về phương thức biểu hiện âm nhạc, về tính chất của mối quan hệ giữa nó và thực tại, với đời sống. Ngay những thính giả mới tiếp xúc với âm nhạc, khi nghe tác phẩm mới cũng có thể phân biệt được một cách dễ dàng bài hát ru, bản hành khúc chiến đấu, hành khúc tang lễ, bài ca cách mạng và các loại vũ khúc…

Sáng tác môn nghệ thuật âm nhạc phải gắn liền với thực tiễn lịch sử đã sản sinh ra nó, với đời sống sinh hoạt bằng một phương thức nhất định của xã hội, con người… Cũng như các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật khác, âm nhạc rất phong phú về thể loại. Chi cần giới thiệu sơ qua những thể loại âm nhạc quan trọng nhất cũng đã có thể phần nào giúp cho các thính giả yêu âm nhạc nhận thức được sâu sắc và nghiêm túc hơn kho tàng vô cùng phong phú của âm thanh.

Nếu phân chia tất cả các loại tác phẩm âm nhạc thành những nhóm cùng loại, xuất phát từ đặc tính biểu diễn thì ta có thể có những nhóm lớn như: âm nhạc dân gian truyền miệng gồm bộ phận thanh nhạc và khí nhạc; âm nhạc sinh hoạt và âm nhạc giải trí đơn ca, độc tấu; âm nhạc thính phòng, do một hoặc một số nghệ sĩ điêu luyện biểu diễn các phòng hòa nhạc nhỏ. Âm nhạc giao hưởng hợp xướng – kể cả các loại âm nhạc sân khấu biểu diễn trong ô-pê-ra, ba lê, hài nhạc kịch, ô-pê-ra tất cả các loại âm nhạc đó đều là phục vụ cho đời sống tinh thần của con người. Tuy nhiên, cũng có thể phân loại theo một phương thức khác, nghĩa là chia tất cả các thể loại âm nhạc thành hai nhóm: một nhóm viết cho giọng hát và một nhóm khí nhạc viết cho nhạc cụ diễn tấu.

Để phân loại theo phương thức này người ta không những căn cứ vào đậc điểm phương thức biểu diễn, mà cả các quy luật mỹ học rất quan trọng gắn liền với những khả năng hoàn toàn khác trong việc thể hiện nội dung. Chúng ta muốn nói tới quan hệ trực tiếp của hầu hết các thể loại thanh nhạc với lời ca, một ngôn từ, một yếu tố giúp cho người nghe dễ tiếp thu tác phẩm, cho dù đó là một bài dân ca đơn giản, một bản nhạc nào hoặc một chương hợp xướng hay cả một vở ô-pê-ra.

Vì thế, tốt hơn hết ta nên nghiên cứu riêng từng loại. Lịch sử lâu đời của nền nghệ thuật chứng minh rằng trong nhiều thế kỉ qua, ở khắp các nước trên thế giới, đã xuất hiện và phát triển nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, với những phương tiện biểu hiện độc đáo và những đặc điểm ngôn ngữ riêng biệt. Con đường mà nền nghệ thuật âm nhạc chuyên nghiệp đã trải qua trong nhiều thế kỉ là con đường đi từ điệu hò lao động hết sức đơn giản, từ những bài dàn ca mộc mạc, những vũ khúc sinh hoạt đến những tác phẩm giao hưởng và hợp xướng phức tạp của các nhạc sĩ cổ điển (để biểu diễn những tác phẩm này cần tới sự tham gia của hàng chục, thậm chí hàng trăm nhạc công và ca sĩ chuyên nghiệp).

Âm nhạc tồn tại ở mọi thời đại và trong đời sống của con người tất thảy các dân tộc. Nó ra đời từ thời cổ đại xa xưa như một phương tiện giao tiếp có hiệu lực cao của loài người, qua những thời kì âm nhạc đã gắn liền mật thiết với hoạt động thực tiễn và nhu cầu vật chất của con người. Những người thợ săn, những người bẫy chim rừng hay dùng cây sáo trúc để bắt chước rất tài tình tiếng chim hót để đưa chúng vào bẫy. Những người săn nai hay dùng tiếng tù và (phần nhiều là ở miền Bắc) để gọi nai. Xuất phát từ đó dần dần, người ta đã biết dùng nhạc cụ và phân hiệt được các loại nhạc cụ, nhạc cụ để phản ánh tiếng nói sinh động của thiên nhiên.

Cũng như tiếng hò trong lao động có tác dụng liên kết một cách nhịp nhàng nỗ lực chung của mọi người khi cần khiêng vác hoặc di chuyển những vật nặng. Từ thời cổ xưa, người ta đã thấy xuất hiện nhạc hiệu săn bắn, vũ khúc chiến binh, những bài ca cầu nguyện thiên nhiên huyền bí. Ngay những hình thức âm nhạc và ca hát đơn giản, mộc mạc nhất của các bộ lạc săn bắn thời nguyên thủy cũng đã có khả năng gây ấn tượng sâu sắc, khích lệ con người đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt hùng vĩ, và các thế lực thù địch. Ngay từ những thời kì của một nền văn hóa sơ khai nhất, sáng tác thơ ca và âm nhạc cũng đã phụ thuộc vào khái niệm thẩm mĩ của con người thời bấy giờ về cái đẹp cái hay.

Trong nhiều thế kỉ, nhiều thiên niên kỉ qua, các thể loại ca khúc và khí nhạc đa dạng đã là người bạn đời thường của nhân loại. Các bà mẹ ngân nga những điệu hát ru êm ái bên nôi em bé. Các trò chơi trẻ thơ của mỗi dân tộc khác nhau nhưng đều kèm theo những bài hát vui, dí dỏm hay những điệu hò điệu hát tập đêm, châm chọc… Âm nhạc còn đệm cho thanh niên nhảy múa, vui chơi, những giai điệu nhẹ nhàng êm dịu, những câu hò sâu lắng giúp cho tuổi già thư giãn, hay là những bài ca hôn lễ tuyệt diệu của các dân tộc ca ngợi trí tuệ, sắc đẹp và đức chuyên cần lao động của những cặp vợ chồng trẻ. Còn có biết bao bài ca điệu nhạc muôn màu muôn vẻ, chan hòa trong lao động và giờ phút nghi ngơi của người nông dân, công dân. Tiếng đàn tiếng hát vang dội trong những ngày hội gia đình, những ngày lễ tết chung của dân tộc. Từ bao đời nay tiếng kèn xung trận hung tráng đã khích lệ cho các chiến sĩ nơi trận tuyến. Mỗi thể loại âm nhạc đều có những phương tiện diễn cảm âm nhạc tiêu biểu, đã được gọt dũa qua nhiều thế kỉ trong sáng tác âm nhạc của các dân tộc khác nhau. Trong quá trình gạn lọc các âm điệu đặc sắc, có khả năng gây ấn tượng mãnh liệt nhất, chọn các hình giai điệu, các loại nhịp múa, các kiểu bước hùng dũng, trang nghiêm, đã hình thành phương pháp điển hình hóa nghệ thuật tiêu biểu cho từng thể loại àm nhạc trong việc phân các hiện tượng khác nhau của thực tại. Chính vì thế mà Thể loại âm nhạc là yếu tố có ý nghĩa hết sức lớn lao. Nhiều đặc tính diễn cảm hình tượng âm nhạc, ta không thể nhận thức và đánh giá đúng chuẩn xác được nếu tách khỏi các thể loại đã sản sinh ra chúng.

Âm nhạc phát triển theo bối cảnh lịch sứ từng thời kì cũng như văn hóa, mà lịch sử đã ghi. Ví dụ như: Thời văn học lãng mạn thì có âm nhạc lãng mạn, Văn học cổ điển, cũng có âm nhạc cổ điển; Văn học phương Tây cũng có âm nhạc phương Tây; Văn học dân gian thì âm nhạc cũng có âm nhạc dân gian… theo bối cảnh lịch sử từng thời kì. Âm nhạc văn học và nghệ thuật thường là phát triển song song với nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau, ở thời Trung cổ, âm nhạc vẫn liên kết chặt chẽ với cơ sở sinh hoạt của nhân dân và đời sống xã hội các đô thị Trung cổ. Ngoài ca khúc, vũ khúc, các nhạc sĩ thời đại xa xưa thường sáng tác những nhạc hiệu nhà binh và săn bắn, theo bối cảnh lịch sử của thời ấy. Tất cả những thể loại âm nhạc sinh hoạt đó ra đời là do vai trò phục vụ thực tiễn của nghệ thuật âm nhạc thời bấy giờ.

Đời sống xã hội ngày một phát triển và trở nên phức tạp hơn, tầm nhìn của con người trong lĩnh vực tư tưởng cũng được mở rộng hơn, do đó cần có những tác phẩm âm nhạc với nội dung sâu sắc hơn. Trong âm nhạc dân gian, thể loại ca khúc trữ tình phong phú và đa dạng về giai điệu dân gian đã trở thành thể loại âm nhạc chủ đạo. Trong âm nhạc chuyên nghiệp ta thấy những thể loại cổ mất dần đi tính chất thực dụng. Thể loại âm nhạc cổ đã được cải biên phục vụ riêng cho mục đích thực tiễn.

Dần dần những thể loại khí nhạc xuất hiện trong sinh hoạt gia đình đã trở thành những thể loại âm nhạc biểu diễn trên sân khâu. Các nghệ sĩ phải có quan hệ trực tiếp và chân tình hơn với thính giả, điều này được thực hiện một cách tự nhiên.

Khi nhận thấy các thể loại âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã viết trong các thể loại âm nhạc khác nhau, nền âm nhạc giao hưởng dường như chiếm vị trí hàng đầu. Nó có nội dung sâu sắc hơn cả và là vị thống soái của vương quốc nền âm nhạc. Các loại hình âm nhạc từ thô sơ đơn điệu tiến đến ngày càng vững chắc lớn mạnh hoành tráng. Câu hò lời ru, hát dậm, dân ca cổ truyền thuộc các dân tộc đã đi vào lòng người dân lao động, đời xưa và đời nay, chúng ta thấy rõ các thể loại, hình thức âm nhạc rất phong phú và đa dạng, là món ăn tinh thần cho tất cả mỗi một con người trên thế giới.


BN THAM KHẢO NHA

Cô bé mơ mộng
13 tháng 3 2017 lúc 19:31

Chẳng ngôn ngữ nào êm dịu và trầm lắng cho bằng ngôn ngữ của thi ca
Chẳng âm điệu nào thiết tha cho bằng cung thanh trầm của khúc nhạc...

Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống.

Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Có âm nhạc trong chuyển động của gió, biển, cũng như cây cối; có âm nhạc trong tiếng hót của các loài chim muông... Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật những bài nhạc yêu thích và thực sự lắng nghe mà không làm điều gì khác, chúng ta thấy cuộc đời này thật có giá trị biết bao!

Âm nhạc là sức mạnh, cuốn phăng đi mọi suy nghĩ trong đầu bạn. Bạn sẽ trông như một bông hoa nở rộ trong một ngày ngập tràn ánh nắng. Âm nhạc mang đến cho bạn cả niềm vui và nỗi buồn. Nhưng nó cũng làm tâm hồn bạn êm dịu. Nếu có ai đó lướt tay trên những phím piano với giai điệu nhẹ nhàng, du dương và dễ đi vào tâm hồn. Hoặc ai đó hòa quyện tiếng ghita và piano với nhau, thì có thể ta sẽ nghe chúng vang lên trong tâm trí, âm nhạc xoa dịu tâm hồn mỗi chúng ta.

Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên. Và chính âm nhạc đã giúp chúng ta tìm thấy sự tĩnh lặng những khi tâm hồn mình xáo động.

Có một câu nói rất hay rằng: "Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc". Chúng ta không thể nhìn thấy cảm xúc, không thể nghe, không thể ngửi, không thể nếm hay chạm đến cảm xúc mà chỉ có thể cảm nhận thôi. Một khi ta đã yêu thích một môn nghệ thuật đủ để ta cảm nhận được nó, ta sẽ nghe được tiếng vang vọng từ một cuộc sống đầy bí ẩn và khát khao đang mời gọi.

Đôi khi, chúng ta yêu thích một bài hát không đơn thuần vì giai điệu đẹp hay ca từ ý nghĩa mà còn bởi những cảm giác trong trẻo và êm đềm chúng mang lại, vì chúng kể cho ta những câu chuyện cuộc đời mà ta tưởng như đã lãng quên đâu đó.

Âm nhạc có thể xoa dịu những nỗi thống khổ trong cuộc sống. Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn.

Âm nhạc có thể hàn gắn những vết thương lòng, khơi dậy miền xúc cảm và kỷ niệm, tô màu cho ký ức, vẽ lên những bức họa với đủ các gam màu cuộc sống. Những điều bình dị được tạo bởi âm nhạc vẫn luôn tỏa sáng trong tâm hồn, hướng chúng ta tới suy nghĩ tích cực, là nguồn động viên kỳ diệu để ta trở nên tươi đẹp, bừng sáng hơn.

Cảm ơn "âm nhạc" luôn là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ, giúp tôi sống sôi nổi hơn. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản. Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ xúc cảm, giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống.

Âm nhạc là vậy - là phép màu, cũng chính là cuộc sống!

Nếu nói rằng ngôn ngữ tách rời loài người ra khỏi những động vật khác thì âm nhạc chính là cái nôi của ngôn ngữ và mãi mãi là một thứ ngôn ngữ chung của toàn nhân loại.

Các nhà nghiên cứu cho thấy đứa trẻ ngay từ trong bào thai được nghe âm nhạc thì tần số sẽ rộng hơn của giọng nói vì nên sự tiếp xúc âm thanh gần hơn, cường độ, âm sắc của ca từ và giai điệu giúp thai nhi kích thích não bộ, cảm xúc trí tuệ được phát triển ngay trong bụng mẹ nếu được nghe nhạc đúng cách. Có câu nói: “Hãy mang lại cho bé niềm yêu thương ngọt ngào từ những giai điệu bất hủ biết đâu bạn sẽ có một thiên tài trong tương lai” âm nhạc đã làm cho trí não đứa trẻ phát triển thông minh hơn khi nghe những bản giao hưởng, sonate của nhạc sỹ thiên tài Betthoven, hay trẻ sẽ tăng cân nặng hơn khi nghe nhạc của nhạc sỹ thần đồng Mozat,và êm ái trong những tổ khúc của Sube,những,Romance,noctuyec của Traikopxki…

Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói: “Âm nhạc làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ”.. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người.

Trong nhịp sống thanh bình hôm nay, nhìn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến một phần chiến công của dòng âm nhạc Cách mạng, đó là một phần sức mạnh để đưa đoàn quân ra mặt trận, là giá trị tinh thần cho các chiến sỹ thêm niềm lạc quan tin tưởng vào sự chiến thắng của dân tộc đem lại nền hòa bình độc lập như hôm nay.

Khi Tổ quốc có chiến tranh, những bài ca: Em vẫn đợi anh về (Hoàng Hiệp), Tình em (Huy Du - Ngọc Sơn), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) là những tấm lòng thủy chung của người yêu ở quê nhà nhắn gửi làm ấm lòng người ở nơi tiền tuyến. Và còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang tính hiệu triệu, kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt), Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục)... luôn là động lực to lớn, là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át tiếng bom” và là sự tất yếu của Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công.

Theo qui luật của tự nhiên, cái được sinh ra rồi cũng phải mất đi, không gì có thể bất biến, con người cũng nằm trong qui luật đó. Khi ấy, lúc mà con người tưởng chừng đau khổ nhất vì phải xa lìa mãi mãi người thân, bạn bè của mình, vẫn muốn có sự hiện diện của âm nhạc. Âm nhạc trong tang lễ là một ví dụ. Dân gian có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống”, khi có người thân, bạn bè đến viếng thì “dàn nhạc hiếu” lại tấu lên giai điệu buồn thương, sầu thảm... gợi cho người đến viếng và người thân nỗi tiếc thương không cầm nổi cảm xúc. Đến lúc đưa linh cữu đến nơi an nghỉ cuối cùng thì âm nhạc lại đưa đường dẫn lối bằng bản “Lưu thủy”, phải chăng âm nhạc ở đây mang ý nghĩa như dòng nước chảy mãi không ngừng, như sự bất tử của người đã ra đi trong trái tim những người còn sống.

Âm nhạc gắn liền với vòng đời của con người như vậy, bởi vì âm nhạc luôn luôn hiện diện trong cuộc sống thường ngày. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mối quan hệ xã hội, âm nhạc như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì âm nhạc có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần theo từng cung bậc của giai điệu âm nhạc.Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.

Các nhà nghiên cứu còn thấy cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản xuất kích thích tố…Có tâm hồn con người nào không xao xuyến và khuất phục trước những giai điệu đẹp của của bản nhạc, bài ca.Trong đời sống xã hội qua thực tế cho thấy những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và sống cùng với âm nhạc.Điều đó thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sư yêu thương và luôn có nhiều trái tim nhân hậu.

Theo nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới âm nhạc chính là một loại thần dược của tâm hồn và sức khỏe của con người, Những bản nhạc có tiết tấu nhanh như thể loại nhạc Pop,Chachacha,Disco…giúp cho con người tỉnh táo năng động nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống. Mặt khác âm nhạc còn giúp giải Stess là nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngày nay âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn thương và những cú sốc về tình cảm.

Bạn muốn trẻ đẹp, tâm hồn thư thái, sống lạc quan yêu đời ư? Hãy đến với âm nhạc, hãy tắm mình trong những bản Tango, Vallse,Rumba..và thưởng thức sự yên tĩnh, thư thái với những giai điệu đẹp tiết tấu du dương của làn điệu Ballats,slow…

Các nhà khoa học mỹ còn chứng minh nghe một bản nhạc trong bữa ăn sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, giải thích cho hiện tượng này các nhà khoa học cho biết khi nghe nhạc nồng độ cortisol (hóc môn gây căng thẳng và stress trong máu được giảm xuống nhờ đó cơ thể được thư giãn thoải mái và có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. cảm thấy ăn ngon miệng hơn.và nếu bạn mất ngủ một bản nhạc trữ tình,du dương sẽ đưa chúng ta vào những giấc mơ tuyệt đep..

Tuy nhiên đã có những tác dụng trái chiều khi lạm dụng âm nhạc một cách tùy tiện làm con người trở thành ủy mỵ, yếu đuối, cảm nhận tình yêu một cách rẻ mạt, hững hờ với những mầu sắc âm nhạc vàng vọt,lời ca phản cảm và vô nghĩa và thậm chí còn nực cười khi bất chợt nghe một câu hát vang lên đâu đó như “Yêu một người lại nhớ tới hai ba người”, “Tình yêu đến không mong đợi gì và tình yêu đi cũng không hề hối tiếc” của một ca sĩ nào đó… Phải chăng đó là sự giáo dục về nghệ thuật âm nhạc còn khập khiễng thiếu hụt? Sự kỳ diệu của âm nhạc đến với đời sống con người phải xuất phát từ những cảm xúc thăng hoa, phải chắt lọc cái tinh túy của ngôn ngữ, nghiêm túc với những sáng tạo nghệ thuật thể hiện cái hay cái đẹp của loài người thì điều kỳ diệu đó sẽ tồn tại mãi mãi..

Chúc bn hc tốt


Các câu hỏi tương tự
Võ Minh Ngọc
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
Xem chi tiết
Đi làm
Xem chi tiết
Nhím Xù Dễ Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Không Biết
Xem chi tiết
Hyo Min
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thảo Nhi
Xem chi tiết
Không Biết
Xem chi tiết