Từ lâu ông bà ta đã dạy dỗ, nhắc nhở các thế hệ về những kinh nghiệm trong việc chọn bạn để chơi, chọn người để học hỏi, như kim chỉ nam sống, soi đường tỏ lối, thực sự cần thiết với mỗi chúng ta nhất là trong xã hội càng ngày càng phát triển và phức tạp như hiện nay. Một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thật sự đáng để cho chúng ta cùng phải suy ngẫm.
Có thể nói ca dao, tục ngữ bắt nguồn từ những gì là thân thuộc, từ đời sống với mỗi người chúng ta. Vậy nên, câu nói này cũng không ngoại lệ, lấy hai hình ảnh biểu trưng đó là mực và đèn, hai thứ gần gũi, chúng ta ai cũng đều biết để như một ẩn dụ cho chính những mối quan hệ ta gặp trong cuộc sống. Một bên là “mực” tối đen, bẩn mà ít ai muốn động vào để muốn chỉ đến những con người xấu, sống không đúng chuẩn mực, đạo đức xã hội. Nhưng ngược lại với “mực”, sự đối lập nằm ngay trong vế sau của câu nói là “đèn”, đèn là vật cần thiết với chúng ta, nó phát sáng để giúp ta hoạt động trong bóng đêm, ủ ấm cho con người thay mặt trời cũng là muốn chỉ đến những con người sống trong sạch, thiện lương, những người mang đầy đủ những phẩm chất, đức tính tốt. Suy nghĩ câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Chúng ta luôn muốn sống để trở nên là một người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nên nếu là ta, ta cũng chẳng muốn chọn chơi với người xấu vì chúng ta luôn hiểu với nhau rằng thói xấu thì dễ nhiễm, nhưng điều tốt thì lại khó học hơn.
Sống, học tập, chơi cùng với người tốt, ta sẽ được “rạng rỡ” như chính mình, sống được sự chỉ bảo tận tình, mở lối cho một tương lai đẹp đẽ, những phẩm chất của ta cũng sẽ dần hoàn thiện từng ngày mà ta không cần quá mất nhiều sức để theo đuổi như ngay trong vấn đề học tập ở gần những bạn học giỏi, chăm ngoan, bạn tốt, biết giúp đỡ người khác,… thì đảm bảo một điều rằng chắc chắn ta cũng học được những đức tính ấy, trở nên tốt hơn, nhưng không nên vì thế mà ỷ lại, phải tự sống tự khám phá cuộc sống bằng chính đôi mắt, đôi tay, tiếng gọi của trái tim bản thân
Nếu như ta không may mắn, không chọn được hoàn cảnh ta sinh ra,mọi thứ đều không thuận lợi cho ta phát triển bản thân, sẽ rất có khả năng dẫn đến ta làm người xấu cụ thể ở nơi bố mẹ luôn cãi nhau, đánh đập thì ta cũng sẽ bị trì trệ về tinh thần, tình cảm, ta đâm ra sinh hư, tìm những lý do để trốn khỏi nơi gia đình quá đáng sợ ấy, lớn lên cũng sẽ thiếu thốn, quậy phá. Hay nếu xung quanh ta toàn những người nghiện hút, luôn ăn chơi, trốn học, để thầy cô la rầy, ta gắn bó với họ thì tự sau ta cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng lây…. Tất cả những ví dụ ấy đã kể ra ở đây là một sự thực, nhưng cũng đừng quá lo lắng, ta vẫn còn có những sự lựa chọn đằng sau, ta phải tự bứt phá khỏi hoàn cảnh ràng buộc ta, để thay đổi chính bản thân mình, để trở thành người sống có chuẩn mực rõ ràng, sống thành người tốt, tự có thể phát triển được bản thân, giúp được gia đình và xã hội.
Con người ta luôn có hai mặt, thiện và ác, một khi phần ác nổi lên do hoàn cảnh ép buộc, do bản thân người ta đã bị lu mờ bởi những điều xấu từ người khác, người ta sẽ khó tìm lại được bản thân mình, đến lúc này, dù biết rất khó, nhưng ta cũng không nên hoàn toàn xa lánh họ, cần tạo cho họ một cơ hội để giải thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tội ác, luật pháp kìm kẹp, hướng cho họ một tương lai tươi sáng hơn, để họ dần hòa nhập trở lại với cộng đồng là một trách nhiệm, một tâm hồn rộng rãi, bao dung có sẵn trong dòng máu Việt, như chính ông cha đã dạy con cháu.
Không một ai là hoàn toàn xấu, cũng không hẳn ở gần mực thì ta hoàn toàn “đen”, vì chúng ta đều nên học hỏi ở mỗi người ta gặp trong cuộc đời, khai thác điểm tốt ở họ, giúp đỡ họ loại trừ dần đi phần xấu trong tâm hồn, cách hành xử. Nếu như ta chỉ chơi với người tốt, vậy những người xấu họ sẽ càng ngày càng trì trệ và lấn sâu vào vũng bùn lầy đáy của xã hội, càng làm xã hội không thể phát triển được. Và ta cũng chưa thể biết được những người “tốt” họ đã phải trải qua những gì trong cuộc đời. Nên nhớ rằng aitrong chúng ta đều có quyền lựa chọn những điều tốt và xấu để tiếp thu, vận dụng để hướng đến sự toàn diện, giá trị chân-thiện-mỹ cao quý ai cũng muốn có trong cuộc đời.
Bài học vẫn còn nguyên vẹn giá trị dù trải qua bao lâu. Thế giới đang ngày phát triển, dần dần càng phức tạp, mỗi chúng ta hãy luôn biết tỉnh táo để lựa chọn người bạn gắn bó với ta và cũng nên rộng lòng để đón nhận những điều mới mẻ, khích lệ những điều tốt từ người khác, là ta đã góp phần bảo tồn những giá trị của câu tục ngữ, vừa để câu nói ngày càng đúng, phù hợp hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống của chúng ta.
Có một nhà văn đã nói: “Gần mặt trời thì sáng, gần mẹ hiền thì ấm”. Quả thực, với cuộc đời con, mẹ như mặt trời mang lại ánh sáng, sự ấm áp, niềm tin và sự sống.
Câu tục ngữ nào cũng mang đến nghĩa đen và nghĩa bóng. "Gần mặt trời thì sáng, gần mẹ hiền thì ấm" bắt nguồn từ những hình ảnh gần gũi, có thật trong cuộc sống người công nhân lao động."Gần mặt trời thì sáng" về nghĩa thì mang ý nếu học tập và sống theo những người có đạo đức tốt, tôn trọng pháp luật nhà nước sẽ cải thiện được bản thân thành người có ích cho xã hội. "Gần mẹ hiền thì ấm" có ý nói mỗi công dân đều mang công ơn sinh thành của bậc cha me, không quên những gì cha mẹ đã dạy bảo để mong con cái của mình sẽ có tương lai tươi sáng, rạng ngời và trở thành người sống lương thiện, lành mạnh. "Gần mặt trời thì sáng, gần mẹ hiền thì ấm" là câu tục ngữ rất ý nghĩa, mang giá trị cả đời người. Câu tục ngữ dạy ta những điều đúng đắn, cách làm người tốt. Chúng ta cần thực hiện cùng nhau những hành động tốt đẹp dù chỉ là nhỏ nhất để giúp cho đất nước, xã hội quanh ta ngày càng được giàu đẹp, bình yên mãi mãi.