Bài viết số 2 - Văn lớp 12

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sương

Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng học sinh coi thường các môn khoa học xã hội. Viết một bài văn hoàn chỉnh

Takahashi Eriko Mie
21 tháng 10 2019 lúc 14:56

Những năm gần đây, có một thực trạng đáng báo động đó là tình trạng học sinh coi thường các môn học Khoa học xã hội và nhân văn. Ở xu thế xã hội nào, các môn học này vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đến nhân cách và văn hóa ứng xử. Do đó, học sinh coi thường các môn xã hội đã gây ra những tác hại nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ của mỗi học sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến những thái độ đó của học sinh là gì?

Trước tiên có thể thấy, các môn khoa học xã hội và nhân văn đã không tạo được niềm hứng thú đối với các môn khoa học tự nhiên. Thường ngày trong chương trình học không chỉ có các môn tự nhiên, các môn xã hội mà còn có rất nhiều môn học khác như sinh học, thể dục. Vì vậy các em không những học bài mà còn phải chuẩn bị rất nhiều bài tập trước khi đến lớp. Thêm vào đó, các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lí... kiến thức vô cùng rộng với những sự kiến thức dài dễ tạo ra học sinh cảm giác chán nản, mệt mỏi. Không như các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn tự nhiên tạo được cho học sinh nhiều hứng thú hơn với những con số, công thức ngắn gọn, dễ nhớ, dễ học thuộc, từ đó các môn này tạo cho học sinh được cảm giác kích thích, đào sâu suy nghĩ và tìm tòi hướng giải quyết.

suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân vănThứ đến phải kể là cách giảng dạy của giáo viên. Cách học “cô đọc trò chép” đã làm cho học sinh trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Chính vì vậy, những giờ học môn khoa học xã hội và nhân văn đã không được học sinh yêu thích và coi trọng.

Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể thấy do bản chất của các môn học xã hội, do cách truyền đạt của giáo viên mà học sinh coi thường các môn học xã hội nhưng đã bao giờ ta thử lật ngược lại vấn đề? Nếu như các bạn học sinh yêu thích các môn học xã hội thì liệu có dẫn đến tình trạng chán nản đó hay không?

Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” tức là Văn học không chi cung cấp những kiến thức về môn học đó nói chung mà các môn học xã hội còn hướng con người sống “chân, thiện, mỹ, giúp con người yêu thương con người hơn.

Hậu quả của việc coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn để lại là vô cùng nghiêm trọng, tác hại của sự thiên lệch trong tư duy đã làm cho một số học sinh rơi vào những cảnh tiếc nuối. Và chỉ khi ở trong những cảnh tiếc nuối đó, học sinh học lệch mới thấy học đều các môn tốt biết bao.

Nhìn chung, vấn đề học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang được rất nhiều nhà trường quan tám. Vì vậy, ta nên có thái độ tích cực và bình đẳng đối với tất cả môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn học tự nhiên. Như vậy, ta vừa có thêm kiến thức, vừa không gặp những rủi ro mà việc học đem lại.

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
22 tháng 10 2019 lúc 20:49

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến việc không thích học môn văn của học sinh:
- Trước hết là do nhận thức và ý thức của các bạn học sinh chưa đúng. Các bạn ấy chưa nhận thức được tầm quan trong của môn văn, chưa nhận thấy những ứng dụng vào thực tế của môn văn là như thế nào. Học văn là phải viết nhiều, đọc nhiều, tìm hiểu chuyên sâu ý nghĩa câu văn nhưng học sinh ngày nay quá lười biếng, bỏ bê việc cầm bút để rồi dần dần đâm ra ngại viết, lâu lâu không viết dẫn đến kĩ năng cơ bản của việc viết văn bị mai một, cô giáo giao bài tập về nhà thì vứt đấy với một suy nghĩ tiêu cực "việc hôm nay hãy để ngày mai!". Đến kì thì cử thì "không sao đã có văn mẫu" một khẩu hiệu như một câu cửa miệng quá đỗi quen thuộc với học sinh ngày nay, học môn văn đối với các bạn ấy chỉ là để đủ điểm sàn cho học sinh giỏi, đủ điểm để lên lớp vì môn văn là môn bắt buộc.
- Nguyên nhân thứ 2 là do sự nhìn nhận của phụ huynh, nhà trường và xã hội. Xã hội, nhà trường không coi trọng môn văn, chỉ chú trong vào các môn tự nhiên như toán, lí, hóa, thi đại học thì khối A chỉ độc môn tự nhiên, rất ít các cuộc thi lớn dành cho môn văn, như vậy là không khuyến khích học sinh học môn văn còn phụ huynh dưới cái nhìn nhận của xã hội muốn con em mình học giỏi các môn tự nhiên, những môn thiên về tư duy, những môn học được cho là vận dụng nhiều chất xám và trí thông minh chính vì vậy họ bắt ép con em mình theo đuổi các môn toán học, vật lí, hóa học, thậm chí một số người còn cấm con em mình học môn văn.
- Một nguyên nhân nữa đó là do những người có trách nhiệm-những giáo viên dạy bộ môn văn. Nguyên nhân khách quan khiến học sinh ghét, chán học môn văn là do giáo viên dạy văn. Những giáo viên này còn nhiều hạn chế về năng lực. Nước ta có rất nhiều trường Cao đẳng sư phạm trong khi các trường Đại học sư phạm là rất ít, mà phần lớn những người thi trượt các trường Đại học mới vào học trong trường sư phạm, như vậy ngay bản thân họ đã không có lòng yêu thích, đam mê nghề dạy học mà chỉ là do hoàn cảnh bắt buộc nên họ mới chọn con đường sư phạm. Những người như thế thử hỏi lấy nhiệt huyết ở đâu ra, niềm đam mê ở đâu ra để mà truyền thụ cho học sinh? Có một số người đi làm chỉ để kiếm tiền với cái vốn kiến thực học trong trường mà không tìm tòi, thường xuyên mở mang kiến thức, không bao giờ đổi mới khiến cho học sinh cảm thấy nhàm chán, trình độ giảng dạy kém khiến học sinh không hiểu bài, nghe giảng mà cứ như sao bay vòng vòng trên đầu và vô tình bước vào giấc mộng hồng tự lúc nào không hay. Văn học là sự sáng tạo về việc biểu đạt ngôn ngữ, ý tưởng những sự thật việc học văn ở trường không như thế. Cấp một, giáo viên dạy văn cho học sinh, để viết một bài văn ngắn là áp dụng cấu trúc 3 câu một bài văn. Ví dụ đề bài là miêu tả con vật, cô giáo hướng dẫn mở bài là :"em rất yêu con mèo của em" thân bài:"dáng nó nhỏ, lông trắng,đầu bằng một phần 3 thân, mắt nó thế nào, mồm nó ra sao rồi abc,xyz...v.v.." và kết bài "em rất yêu con mèo của em." Như vậy là xong một bài văn! Mà hầu hết các bài đểu có cấu trúc như trên, học sinh nào thông minh thì viết dài hơn được 4,5 câu, thân bài chỉ mang tính chất liệt kê, so sánh, cảm xúc gần như không có. Lên đến cấp 2 thì việc học văn khó khăn hơn là phải tiếp xúc các tác phẩm, số tiết văn nhiều lên, các kiến thức đi sâu và nhiều hơn là hồi tiểu học chỉ hời hợt. Tuy nhiên, những ý tưởng viết văn táo bạo và mới mẻ của học sinh vẫn bị hạn chế, những suy nghĩ thực tế của học sinh không được giáo viên chấp nhận mà phải đi theo một khuân mẫu như trong sách giải. Điều này khiến học sinh cảm thấy học môn văn một cách máy móc, gò bó. Giáo viên không biết linh động trong việc lắng nghe cảm nhận của học sinh, chấm một bài văn theo một biểu điểm có sẵn. Đó chính là những mặt rất hạn chế trong phương pháp dạy học.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Loan
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Hào Nguyễn
Xem chi tiết
Thg Thanh
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
- channel nhạc sàn
Xem chi tiết
Vanh vanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Lam
Xem chi tiết