Đa số cá ở lưu vực sông Mê công là cá di cư. Rất nhiều loài trong mùa di cư của chúng di chuyển cự ly khá xa, vượt qua biên giới quốc tế. Người dân sống trong lưu vực trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cá di cư để lấy thực phẩm và sinh nhai. Các dự án quản lý nước như các đập thuỷ điện có thể gây hại cho sự di cư, từ đó ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư. Báo cáo này xác định một số đặc tính then chốt của hệ sinh thái sông Mê Công liên quan đến việc bảo vệ cá di cư và nơi cư trú của chúng. Báo cáo này còn thảo luận phương hướng sử dụng thông tin về cá di cư trong việc hợp tác xây dựng kế hoạch và đánh giá môi trường. Ở hạ lưu sông Mê Công người ta đã xác định được 3 hệ di cư riêng biệt liên quan đến nhiều loài cá, có liên hệ mật thiết với nhau đó là: hệ hạ lưu (LMBS), hệ trung lưu (MMMS) và hệ thượng lưu (UMBS). Những hệ di cư này được hình thành từ việc thích nghi với điều kiện thủy văn và hình thái của các vùng hạ, trung và thượng lưu của sông Mê Công. Trong hệ sinh thái tổng hợp, đa loài như lưu vực sông Mê Công thì việc chỉ quản lý đơn loài là không khả thi. Trái lại, người ta đề xuất sự tiếp cận cả hệ để quản lý và qui hoạch. Những hệ di cư đã nói ở trên sẽ được sử dụng như mẫu ban đầu, để xác định nó thuộc hệ sinh thái nào, và từ đó có thể vận dụng biện pháp quản lý xuyên biên giới và qui hoạch phát triển lưu vực. Mỗi hệ di cư được xác định bởi những thuộc tính sinh thái quan trọng của cá di cư. Bảo vệ nơi cư trú có tính nguy cơ, duy trì mối liên hệ giữa chúng và mô hình các yếu tố thủy văn hàng năm đã tạo ra nơi cư trú theo mùa ở vùng ngập là những điều cần được nhấn mạnh.
~~~Learn Well Trần Hữu Vũ Nguyên~~~
Mk trả lời ngắn gọn thôi bn:
Nguyên nhân dẫn đến sự di cư của một bộ phận dân cư Hoa Kì từ vùng phía Nam hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương xuống phía Nam và Duyên hải Thái Bình Dương?
Nguyên nhân dẫn đến sự di cư của một bộ phận dân cư Hoa Kì từ vùng phía Nam hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương xuống phía Nam và Duyên hải Thái Bình Dương là: Do giảm mức độ tập trung công nghiệp ở vùng Đông Bắc, mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương.