Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sách Giáo Khoa

Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Linh Nguyễn
3 tháng 4 2017 lúc 17:28

canh dep viet nam
canh dep viet nam
canh dep viet nam
canh dep viet nam
canh dep viet nam
canh dep viet nam
canh dep viet nam

Trần Võ Lam Thuyên
23 tháng 4 2017 lúc 11:30

TRANH ẢNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trần Võ Lam Thuyên
23 tháng 4 2017 lúc 11:38

TRANH ẢNH

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh tài nguyên thiên nhiên

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh tài nguyên thiên nhiên

TƯ LIỆU

1. Môi trường

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.

Khoa học về sự sống Trong sinh vật học, môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Xem thêm môi trường tự nhiên. Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ các yếu tố trong phòng hay của tòa nhà có ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả làm việc của những người sống trong đó—bao gồm kích thước và sự sắp xếp không gian sống và các vật dụng, ánh sáng, sự thông gió, nhiệt độ, tiếng ồn, v.v. Nó cũng có thể nói đến như là tập hợp của kết cấu xây dựng. Xem thêm môi trường kiến trúc. Xem thêm địa lý để biết thêm về chủ thể được nghiên cứu của môi trường. Trong các sách báo phương Tây có thuật ngữ viết tắt như SOSE (Studies of Society & the Environment) không chỉ là các nghiên cứu về môi trường mà còn là của các bộ môn khoa học xã hội. Trong tâm lý học, môi trường luận là một học thuyết cho rằng môi trường (trong ý nghĩa chung cũng như trong ý nghĩa xã hội) đóng vai trò quan trọng hơn di truyền trong việc xác định sự phát triển của cá nhân. Chức năng của môi trường sống Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Khoa học tự nhiên Trong nhiệt động lực học, môi trường được hiểu như là bất kỳ một khách thể nào không phải là một bộ phận của hệ thống đang nghiên cứu, và nó có thể nhận nhiệt từ hệ thống hay cung cấp ngược lại cho hệ thống; xem thêm môi trường (nhiệt động lực học). Trong hóa học và hóa sinh học, môi trường là tính chất hóa học của dung dịch trong đó phản ứng hóa học diễn ra, chủ yếu là chỉ số pH của nó (tức là dung dịch mang tính axít hay tính kiềm). Trong luyện kim và gốm sứ, môi trường thông thường được nói đến như là đặc trưng mang tính ôxi hóa hay khử của luồng hơi đốt hay lửa chủ đạo trong một số công nghệ sử dụng nhiệt độ cao. Nghệ thuật tự do và khoa học xã hội Trong ngữ cảnh phi kỹ thuật, chẳng hạn như chính trị, môi trường thông thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của thế giới tự nhiên mà được coi là có giá trị hay quan trọng đối với loài người vì bất kỳ lý do nào. Xem thêm môi trường tự nhiên. Trong văn học, lịch sử và xã hội học, môi trường là nền văn hóa mà trong đó các cá nhân sinh sống hay được giáo dục cũng như là các cá nhân khác và các thiết chế về quan hệ xã hội mà cá nhân đó tiếp xúc và tương tác. Xem thêm môi trường xã hội. Trong các tổ chức và cơ quan, môi trường được coi là các điều kiện xã hội và tâm lý mà các thành viên của các tổ chức này cảm nhận được. Xem môi trường công việc. Trong bất kỳ cuộc họp mặt hay hội nghị nào, môi trường có thể coi là biểu hiện của tâm trạng hay sở thích chủ đạo của những người tham dự. Trong thế giới tưởng tượng, đặc biệt là trong khoa học viễn tưởng môi trường có thể là thế giới viễn tưởng nào đó hay những khung cảnh mà trong đó các câu chuyện khác nhau được đưa ra. Xem thế giới viễn tưởng.

2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).

Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Các loại tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v... Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Chúc bn hx tốt!

Các câu hỏi tương tự
Đoàn Nguyen
Xem chi tiết
Võ Duy Danh Phan
Xem chi tiết
Đỗ Thu Hoài
Xem chi tiết
7/2_Tống Gia Huy
Xem chi tiết
Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Vy :3
Xem chi tiết
Trần Chí Công
Xem chi tiết
huy hoàng
Xem chi tiết
Diệp Chi
Xem chi tiết