Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dethuong

sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận hay và ngắn gọn ?

Cún Con
18 tháng 1 2017 lúc 21:16

Lòng tự trọng
Lòng tự trọng có thể nói là một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính.Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn nhận cuộc sống,ta tôn trọng cuộc sống,ta tôn trọng bản thân mình.Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những điều đúng đắn,hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác;ngược lại với tự ái,ta cảm thấy khó chịu khi có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình.Muốn có được tính tự trọng,ta phải rèn luyện hằng ngày,vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng,biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn,không làm những điều có lỗi với người khác,không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh.Lòng tự trọng giúp ta phát triển đạo đức,tài năng của mình,là đức tính cơ bản để trở thành một công dân mẫu mực trong cuộc sống.

Học hỏi là việc phải làm liên tục suốt đời
Học hỏi là cơ sở để đánh giá về một người nào đó.Ta càng học hỏi được nhiều,kiến thức của ta càng nhiều,ta giúp ích nhiều điều cho xã hội,hiển nhiên ta sẽ được mọi người tôn trọng.Trong thực tế,bất kể là một nhà khoa học,bác học hay những vị lãnh tụ đều bắt đầu và kết thúc bằng việc học.Họ học vì họ quan tâm đến tương lai của mình,học vì thương yêu tất cả mọi người ,học vì nghĩ đến việc giúp cho xã hội ngày càng văn minh,hiện đại.Còn ta,ta học vì ta nghĩ đến bản thân,vì thương yêu bố mẹ,thầy cô nên ta cố gắng học.Kiến thức như một đại dương mênh mông còn những gì ta học được chỉ là một hạt cát trong đại dương ấy.Vì vậy ta phải học hết khả năng của mình,tức là học suốt đời.Câu nói của Lê nin”học,học nữa,học mãi” một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại và đó cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện theo

Đây là 2 đoạn ngắn nhất mk biết!!bucminh

Nguyễn Đinh Huyền Mai
1 tháng 2 2017 lúc 15:13

Lòng khiêm tốn
Trong cuộc sống,rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công,và khiêm tốn là một trong số đó.
Điển hình,khi ta trò chuyện với người khiêm tốn,ta luôn cảm thấy thoải mái,dễ chịu và thú vị rất nhiều.Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm,chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình.Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người,họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập.Ngược lại,càng muốn chứng tỏ mình với mọi người,khoe khoang những gì mình có và chê bai người khác,ta sẽ nhận được kết quả ngược lại. Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.Từ đó,ta nhận biết được muốn tạo được ấn tượng đẹp đẽ trong mắt người khác,ta phải khiêm tốn.Ta phải lắng nghe người khác góp ý về mình,luôn học hỏi những điều hay,điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực hiện theo.Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong những mối quan hệ hằng ngày.

Học hỏi là việc phải làm liên tục suốt đời
Học hỏi là cơ sở để đánh giá về một người nào đó.Ta càng học hỏi được nhiều,kiến thức của ta càng nhiều,ta giúp ích nhiều điều cho xã hội,hiển nhiên ta sẽ được mọi người tôn trọng.Trong thực tế,bất kể là một nhà khoa học,bác học hay những vị lãnh tụ đều bắt đầu và kết thúc bằng việc học.Họ học vì họ quan tâm đến tương lai của mình,học vì thương yêu tất cả mọi người ,học vì nghĩ đến việc giúp cho xã hội ngày càng văn minh,hiện đại.Còn ta,ta học vì ta nghĩ đến bản thân,vì thương yêu bố mẹ,thầy cô nên ta cố gắng học.Kiến thức như một đại dương mênh mông còn những gì ta học được chỉ là một hạt cát trong đại dương ấy.Vì vậy ta phải học hết khả năng của mình,tức là học suốt đời.Câu nói của Lê nin”học,học nữa,học mãi” một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của thời đại và đó cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện theo

Nguyễn Đinh Huyền Mai
1 tháng 2 2017 lúc 15:13

Lòng vị tha
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy,hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.
Tình bạn
“Rất nhiều người bước vào và ra đi khỏi cuộc đời bạn,nhưng chỉ có người bạn thật sự mới có thể để lại dấu chân trong tim bạn”.Thật vậy,tình bạn giúp chúng ta nhận ra cuộc sống thật đẹp,thật đáng yêu. Tình bạn là một thuật ngữ được dùng biểu thị sự hợp tác và hành vi nhiệt tình giữa hai hoặc nhiều con người. Đặc biệt là mối quan hệ cá nhân với nhau, bao hàm một mối quan hệ về kiến thức, sự quý trọng và ảnh hưởng lẫn nhau, nhu cầu hay cơn khủng hoảng.Nhưng tình bạn không đơn thuần là như vậy, cuộc sống không thể thiếu vắng tình bạn.Một tình bạn chân thành sẽ mạng cho ta nhiều niềm vui và động lực cho cuộc sống.Nhiều lúc cảm thấy trống vắng và chẳng muốn những chuyện nhỏ nhặt làm ảnh hưởng đến gia đình, khi đó một cái nắm tay siết chặt của tình bạn cũng làm ta vơi đi phần nào nỗi khổ tâm trong lòng.Thật may mắn cho ai có được người bạn thật sự của mình ở trong cái xã hội mà hiện nay chỉ toàn giẫm đạp lên nhau mà sống.Và điều cần thiết cho một tình bạn đẹp đẽ là ta phải sống thật,sống chân tình,biết yêu thương người bạn của mình.Có như vậy ta mới được tình bạn thật sự cho riêng mình.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
1 tháng 2 2017 lúc 15:14

Sự hy sinh
Hy sinh,là một trong những đức tính khó thực hiện nhất ở mỗi con người.Hy sinh là từ bỏ hết những thứ mình có,những thứ mình cần để đem lại hạnh phúc cho người khác.Khi nói đến hy sinh,ta lại nghĩ đến,ta nghĩ đến ông bà, cha mẹ - những người đã dành hết tâm sức của mình để chăm lo, dạy dỗ con cháu nên người. Ta nghĩ đến những người phục vụ trong quân đội đã chấp nhận mạo hiểm, đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ quê hương, đất nước. Tôi nghĩ đến các thầy cô, những người đã từ bỏ những công việc đem lại cuộc sống sung túc hơn để theo đuổi việc dạy dỗ, giáo dục thế hệ trẻ, những người học trò thân yêu,những tình nguyện viên khắp nơi trên thế giới, những trái tim nhân ái đã dành thời gian và cả tuổi thanh xuân của mình để cứu giúp người khác hay làm cho đời sống tinh thần của mọi người phong phú, tươi vui hơn.Qua đây,ta hiểu được để có đức hy sinh,trước hết ta phải có một trái tim nhân hậu hơn những trái tim khác,biết nghĩ đến mọi người,muốn mình phải làm một người có ích cho xã hội.
Lòng tự trọng
Lòng tự trọng có thể nói là một đức tính nền tảng để xây dựng lên những phẩm giá cao quý của một người chân chính.Lòng tự trọng xuất phát từ việc nhìn nhận cuộc sống,ta tôn trọng cuộc sống,ta tôn trọng bản thân mình.Một người có lòng tự trọng luôn cố gắng làm những điều đúng đắn,hợp với lẽ phải và biết tôn trọng người khác;ngược lại với tự ái,ta cảm thấy khó chịu khi có người nào đó góp ý với những lỗi lầm của mình.Muốn có được tính tự trọng,ta phải rèn luyện hằng ngày,vui vẻ trước những góp ý về lỗi lầm của mình và sửa chữa chúng,biết phân biệt cái nào là sai trái và đúng đắn,không làm những điều có lỗi với người khác,không lừa dối và phải biết tôn trọng mọi người xung quanh.Lòng tự trọng giúp ta phát triển đạo đức,tài năng của mình,là đức tính cơ bản để trở thành một công dân mẫu mực trong cuộc sống.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
1 tháng 2 2017 lúc 15:14

Tình thầy trò
Cho dù cuộc sống vật chất của cơ chế thị trường ngày nay có làm cho giá trị đạo đức có nhiều thay đổi, nhưng với nhiều người, nhiều thế hệ học sinh Việt Nam, tình nghĩa thầy trò đối họ vẫn hết sức thiêng liêng…Những người thầy,người cô ấy đã dám hy sinh một cuộc sống sung túc để theo đuổi việc “đưa đò” cho “người khách” qua được bến bờ tương lai xây dựng đất nước mà không cần biết rằng liệu những “người khách” ấy có còn nhớ đến mình hay không ? Người cha,người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách.Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim,đau xót biết chừng nào;làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng.Vì những lẽ đó,thay vì vô lễ,hỗn xược,tỏ thái độ vô ơn với thầy cô,học sinh chúng ta phải hết lòng kính trọng,suốt đời nhớ ơn “người lái đò” tận tụy ấy.Và hơn hết,ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi mãi xứng đáng là học trò của người thầy,người cô.
Lòng khiêm tốn
Trong cuộc sống,rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công,và khiêm tốn là một trong số đó.
Điển hình,khi ta trò chuyện với người khiêm tốn,ta luôn cảm thấy thoải mái,dễ chịu và thú vị rất nhiều.Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm,chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình.Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người,họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập.Ngược lại,càng muốn chứng tỏ mình với mọi người,khoe khoang những gì mình có và chê bai người khác,ta sẽ nhận được kết quả ngược lại. Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.Từ đó,ta nhận biết được muốn tạo được ấn tượng đẹp đẽ trong mắt người khác,ta phải khiêm tốn.Ta phải lắng nghe người khác góp ý về mình,luôn học hỏi những điều hay,điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực hiện theo.Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong những mối quan hệ hằng ngày.


Các câu hỏi tương tự
Nhok Bưởng Bỉnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Hân
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Hoài An
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết