- Sư vi phụ.
- Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Có thờ thầy mới được làm thầy.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.
- Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.
- Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dót.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mầy làm nên
- Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế nầy
Cơm cha, áo me, công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Yêu kính thầy mới được làm thầy
Những phường bội bạc sau này ra chi.
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi,
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mười năm, rèn luyện sách đèn,
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.
HÃY CHO BIẾT CÁC CÂU THƠ TRÊN CÓ NGHĨA GÌ
cần nộp đề
- Không thầy đố mày làm nên : câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động.
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) : phản ánh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quí trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình.
- Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy :
Mùng một tết cha : ý nói ngày mùng một, ngày đầu năm mới, con cái quây quần về chúc tết cha mẹ, sau đó viếng thăm chúc tết những người vai vế bên họ Nội.
Mùng hai tết Mẹ: ý nói sau cha thì người ta cần quan tâm, kính trọng là người mẹ, mà muốn giữ tròn đạo hiếu với mẹ, phải biết tôn trọng những người bên họ mẹ, và ngày thứ hai năm mới, ta đi viếng thăm những họ tộc bên Ngoại.
Mùng ba tết Thầy: ý nói, sau cha mẹ thì người dạy dỗ, truyền bá kiến thức cho ta nên người chính là các thầy cô giáo, cho nên ta phải coi trọng như cha mẹ ta, ta dành ngày mù̀ng ba tết, đi thăm viếng những thầy cô để tỏ lòng biết ơn và kính trọng.
Nói chung đây là một tục lệ rất đáng giữ gìn và phát huy.