Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mi1234_ha

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Vì sao các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín cái quản các địa phương?

Giúp mìk vs

Cầm Đức Anh
29 tháng 8 2017 lúc 10:54

Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Dưới thời Đường, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Nhà Đường thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền.

Nội dung chính của chế độ quân điền là:
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu (tô: thuế ruộng - bằng lúa; dung: thuế thân – bằng lao dịch; điệu: thuế hộ khẩu - bằng vải lụa).

Ruộng tư nhân cũng phát triển. Do việc ban cấp ruộng đất cho các cận thần nên nhiều người tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất. Có người được mệnh danh là “ông nhiều ruộng” (Lư Tùng Nguyên), “kẻ nghiện đất” (Lý Bành Niên)…
Thời Đường đã sản xuất được lụa in hoa và thêu kim tuyến, đã xuất hiện các trung tâm dệt nổi tiếng như Hàng Châu. Nghề làm đồ gốm sứ xuất hiện từ thời Hán, đến thời Đường đồ sứ đã đạt tới trình độ cao, có loại sứ xanh như ngọc bích

Phạm Thị Thạch Thảo
29 tháng 8 2017 lúc 16:39

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Vì sao các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín cái quản các địa phương?
Tạo ra chính quyền phong kiến quan liêu. Bộ máy nhà nước được kiện toàn.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
học
Xem chi tiết
Bùi Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Family
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Anh
Xem chi tiết
Phạm Hà Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Vi pe
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết